Từ tháng 6/2025, hộ kinh doanh thuộc một số lĩnh vực như bán lẻ, ăn uống, khách sạn, vận tải… sẽ phải sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền theo yêu cầu của Chính phủ. Đây là một trong những nội dung trọng tâm trong Nghị quyết 124/NQ-CP vừa được ban hành, nhằm tăng cường quản lý thuế, mở rộng cơ sở thu và thúc đẩy chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính công. Bài viết sau sẽ giúp bạn nắm rõ: Ai phải áp dụng? Áp dụng khi nào? Và cần chuẩn bị những gì?
Index
ToggleTrong quý II/2025, hoàn thành triển khai hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền
Theo đó, tại nhiệm vụ ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn, nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh, tính tự chủ, khả năng thích ứng, chống chịu của nền kinh tế, Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương thực hiện:
(1) Tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính, ngân sách nhà nước; mở rộng cơ sở thu, quản lý chặt chẽ các nguồn thu, nhất là thu từ thương mại điện tử, dịch vụ ăn uống, hoàn thành triển khai hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền trong quý II năm 2025; phấn đấu tăng thu ngân sách nhà nước năm 2025 trên 15%.
(2) Trình Thủ tướng Chính phủ việc tổ chức Hội nghị trong tháng 6 năm 2025 về thu hút và thúc đẩy đầu tư các chương trình, dự án nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, thực hiện mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên trong năm 2025 và hai con số trong những năm tiếp theo.
Như vậy, Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương thực hiện mở rộng cơ sở thu, quản lý chặt chẽ các nguồn thu, nhất là thu từ thương mại điện tử, dịch vụ ăn uống, hoàn thành triển khai hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền trong quý II năm 2025.
Hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế (sau đây gọi là hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền) là hóa đơn có mã của cơ quan thuế hoặc dữ liệu điện tử để người mua có thể truy xuất, kê khai thông tin hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền do tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ lập từ hệ thống tính tiền, dữ liệu được chuyển đến cơ quan thuế theo định dạng được quy định tại Điều 12 Decree 123/2020/ND-CP.
Theo đó, máy tính tiền là hệ thống tính tiền bao gồm một thiết bị điện tử đồng bộ hoặc một hệ thống gồm nhiều thiết bị điện tử được kết hợp với nhau bằng giải pháp công nghệ thông tin có chức năng chung như: tính tiền, lưu trữ các giao dịch bán hàng, số liệu bán hàng.
(Điểm c, điểm d khoản 2 Điều 3 Decree 123/2020/ND-CP (sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 70/2025/NĐ-CP)
Trường hợp hộ kinh doanh phải sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền từ 01/6/2025
Theo khoản 1 Điều 11 Decree 123/2020/ND-CP (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 70/2025/NĐ-CP) có quy định hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền của hộ kinh doanh như sau:
Đối với hộ kinh doanh có hoạt động bán hàng, cung cấp dịch vụ trực tiếp đến người tiêu dùng (bao gồm: trung tâm thương mại; siêu thị; bán lẻ (trừ ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác); ăn uống; nhà hàng; khách sạn; dịch vụ vận tải hành khách, dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải đường bộ, dịch vụ nghệ thuật, vui chơi, giải trí, hoạt động chiếu phim, dịch vụ phục vụ cá nhân khác theo quy định về Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam) đáp ứng 1 trong 3 tiêu chí dưới đây đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử được khởi tạo từ máy tính tiền:
(1) Hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán có mức doanh thu hàng năm trên 01 tỷ;
(2) Hộ kinh doanh có sử dụng máy tính tiền;
(3) Hộ kinh doanh có quy mô về doanh thu, lao động đáp ứng từ mức cao nhất về tiêu chí của doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa phải thực hiện chế độ kế toán và nộp thuế theo phương pháp kê khai.
B-Invoice – Giải pháp hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền toàn diện, đạt chuẩn, dễ triển khai
Trong bối cảnh Chính phủ yêu cầu hoàn tất việc triển khai hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền trong Quý II/2025, nhiều hộ kinh doanh và doanh nghiệp vừa và nhỏ đang gặp khó khăn trong việc lựa chọn giải pháp phù hợp với nhu cầu thực tế.
Hiểu được nhu cầu chuyển đổi số trong hoạt động bán hàng và tuân thủ các quy định pháp lý mới, Bizzi giới thiệu giải pháp B-Invoice – một hệ thống hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền, được thiết kế chuyên biệt dành cho hộ kinh doanh, doanh nghiệp bán lẻ, nhà hàng, quán ăn, khách sạn và các ngành nghề dịch vụ tiếp cận trực tiếp người tiêu dùng.

B-Invoice cho phép người bán hàng khởi tạo, phát hành và gửi hóa đơn điện tử ngay tại điểm bán, thông qua máy tính tiền hoặc hệ thống POS có kết nối internet. Dữ liệu hóa đơn được tự động chuyển đến cơ quan thuế theo chuẩn định dạng quy định tại Điều 12 Decree 123/2020/ND-CP and Nghị định 70/2025/NĐ-CP. Giải pháp này giúp đảm bảo tính hợp lệ, hợp pháp và kịp thời của hóa đơn điện tử mà không cần thao tác thủ công.
Một số tính năng nổi bật của B-Invoice bao gồm:
- Kết nối trực tiếp với cơ quan thuế: Hệ thống hỗ trợ kết nối dữ liệu theo thời gian thực, bảo đảm việc truyền nhận hóa đơn đúng chuẩn và đúng hạn.
- Khởi tạo hóa đơn trực tiếp từ máy tính tiền/POS: Không cần chuyển đổi qua phần mềm trung gian, giảm thời gian thao tác, hạn chế sai sót.
- Tự động lưu trữ và tra cứu hóa đơn: Người mua có thể tra cứu hóa đơn dễ dàng qua mã QR hoặc liên kết được gửi qua tin nhắn, email.
- Đồng bộ đa thiết bị: Cho phép đồng bộ dữ liệu giữa máy tính tiền, phần mềm quản lý bán hàng và hệ thống kế toán, giúp quản lý tập trung và hiệu quả hơn.
- Hỗ trợ nhiều mô hình kinh doanh: Từ cửa hàng nhỏ lẻ đến chuỗi bán lẻ, nhà hàng – khách sạn, dịch vụ ăn uống, vận tải hành khách… đều có thể áp dụng linh hoạt.
- Tích hợp báo cáo doanh thu theo thời gian thực: Chủ cửa hàng, nhà quản lý có thể theo dõi doanh số, số lượng hóa đơn, phân loại sản phẩm/dịch vụ… ngay trên hệ thống.
- Tuân thủ đầy đủ quy định pháp luật: B-Invoice đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật và pháp lý theo Nghị định 123, Nghị định 70 và các hướng dẫn từ Tổng cục Thuế.
B-Invoice không chỉ giúp hộ kinh doanh và doanh nghiệp tuân thủ quy định về hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền theo đúng thời hạn (trước ngày 30/6/2025), mà còn góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, tiết kiệm thời gian vận hành và hạn chế rủi ro sai sót trong quá trình xuất hóa đơn.
Thông qua B-Invoice, Bizzi tiếp tục khẳng định cam kết đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam trong hành trình chuyển đổi số, đặc biệt ở những lĩnh vực đang dần tiến tới chuẩn hóa hoạt động kế toán – tài chính theo hướng minh bạch, tự động và kết nối.
Việc áp dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền không chỉ là yêu cầu bắt buộc từ Chính phủ, mà còn là một bước chuyển mình quan trọng giúp các hộ kinh doanh quản lý tốt doanh thu, minh bạch hóa hoạt động và giảm rủi ro về thuế.
Nếu bạn đang tìm một giải pháp đơn giản – hợp lệ – dễ triển khai, hãy tham khảo ngay B-Invoice của Bizzi để sẵn sàng áp dụng từ 01/6/2025, không lo gián đoạn hoạt động và tránh các rủi ro không đáng có.
Liên hệ ngay với đội ngũ Bizzi để được tư vấn miễn phí và triển khai nhanh chóng!
Monitor Bizzi To quickly receive the latest information: