Site icon Bizzi

Tự động hóa dự báo ngân sách – nên bắt đầu từ đâu?

Tự động hóa dự báo ngân sách – nên bắt đầu từ đâu?

Tự động hóa dự báo ngân sách – nên bắt đầu từ đâu?

Khi doanh nghiệp nghĩ đến việc tự động hóa dự báo ngân sách, phản xạ đầu tiên là đầu tư vào công cụ FP&A (Financial Planning & Analysis) — hứa hẹn tổng hợp dữ liệu mượt mà và dự báo linh hoạt. Nghe có vẻ là giải pháp hoàn hảo.

Nhưng nếu vấn đề chính không phải là dự báo, mà là dữ liệu chưa được tổng hợp đúng cách.

FP&A tuy hứa hẹn kết nối với ERP, nhân sự và kế toán, nhưng chất lượng dự báo phụ thuộc hoàn toàn vào chất lượng dữ liệu đầu vào. Khi ERP không có số liệu thời gian thực, FP&A cũng không giúp ích hiệu quả.

Thực tế là, các bộ phận tài chính vẫn phải mất thời gian thu thập, làm sạch và đối chiếu dữ liệu chi tiêu từ nhiều file Excel, các ứng dụng chi tiêu, báo cáo nội bộ — trước khi đẩy vào FP&A. Dù đã đầu tư hàng chục ngàn đô vào phần mềm, họ vẫn lặp lại quy trình thủ công mỗi tuần để đảm bảo dữ liệu sạch.

Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ nguyên nhân cốt lõi của việc tự động hóa dự báo ngân sách — đến từ việc tự động hóa dữ liệu chi tiêu — và cách khắc phục để dự báo trở nên chính xác.

Thách thức lớn nhất trong dự báo ngân sách: Thu thập dữ liệu chi tiêu theo thời gian thực

Trừ khi doanh nghiệp của bạn cần xây dựng mô hình tài chính phức tạp, lập kế hoạch nhiều kịch bản hoặc dự báo cho nhiều đơn vị kinh doanh khác nhau, thì việc sử dụng một công cụ FP&A (Phân tích & Lập kế hoạch tài chính) đơn lẻ sẽ không thể giải quyết được bài toán cốt lõi: làm sao có được dữ liệu chi tiêu chính xác và theo thời gian thực đưa vào hệ thống.

Dù các công cụ FP&A có thể tích hợp với hàng trăm ứng dụng khác nhau, chúng không thể tự động khắc phục các sai lệch trong dữ liệu.

Kết quả là:

  • Dữ liệu chi tiêu phân mảnh: tiền mặt, hóa đơn, hoàn ứng…
  • Phải mất nhiều bước để hợp nhất dữ liệu, kiểm tra mã chi phí, xác minh hóa đơn và phê duyệt
  • Khi dữ liệu không sạch, tự động hóa trở nên vô nghĩa

Nếu không tự động hóa đầu vào, dữ liệu đầu ra dù mạnh cách mấy cũng không thể đáng tin cậy.

Tại sao bộ phận tài chính vẫn chật vật với việc hợp nhất dữ liệu?

Không có hệ thống quản lý chi tiêu tập trung, bộ phận tài chính phải làm thủ công:

  • Gom báo cáo chi tiêu từ:
  • Đẩy từng dòng giao dịch vào ERP hay phần mềm kế toán
  • So khớp cẩn thận từng hóa đơn vào dự toán/ngân sách
  • Sửa lỗi, khớp chứng từ, – dẫn đến chậm trễ dữ liệu và dự báo không chính xác

Quy trình này không chỉ mất thời gian – mà còn làm mất bản chất của “tự động hóa”.

Article content

Nhu cầu cấp thiết về dữ liệu chi tiêu theo thời gian thực

Thay vì tiếp tục dựa vào quy trình thủ công, bộ phận tài chính cần một hệ thống có thể thực hiện những điều sau:

  • Tự động tổng hợp toàn bộ dữ liệu chi tiêu, giúp loại bỏ tình trạng phải truy tìm chứng từ từ nhiều nguồn khác nhau
  • Đảm bảo tuân thủ chính sách và phê duyệt đúng ngay tại thời điểm phát sinh giao dịch, tránh bỏ sót hoặc phân loại sai khoản chi Chuyển dữ liệu đã được cấu trúc trực tiếp vào hệ thống ERP hoặc công cụ FP&A, giúp loại bỏ gánh nặng đối chiếu thủ công cuối kỳ

Tóm lại, muốn tự động hóa dự báo ngân sách, trước tiên doanh nghiệp cần tự động hóa dữ liệu chi tiêu. Nếu không có bước này, phòng tài chính vẫn phải lặp lại các công việc thủ công – chỉ là trên một nền tảng có giao diện đẹp hơn mà thôi.

Bizzi – Nền tảng quản lý chi tiêu và kiểm soát ngân sách

Bizzi giúp tập trung toàn bộ luồng chi tiêu của doanh nghiệp, tạo ra một nguồn dữ liệu thống nhất cho bộ phận tài chính.

Với Bizzi, mọi giao dịch – từ tiền mặt tạm ứng, chi qua thẻ doanh nghiệp, hoàn ứng cá nhân, hóa đơn đến khoản phải trả – đều được ghi nhận liền mạch vào hệ thống tài chính. Điều này giúp:

  • Loại bỏ việc nhập liệu thủ công
  • Giảm thiểu sai sót
  • Đảm bảo dự báo ngân sách dựa trên dữ liệu cập nhật nhất theo thời gian thực

Dưới đây là cách Bizzi đơn giản hóa việc quản lý chi tiêu và tự động đồng bộ dữ liệu theo thời gian thực cho mục tiêu lập ngân sách và dự báo:

Quản lý tiền mặt nội bộ

Các hệ thống quản lý tiền mặt truyền thống thường dựa vào sổ sách giấy hoặc bảng tính rời rạc, khiến việc đối chiếu rất khó khăn. Bizzi thay thế điều này bằng giải pháp giúp bộ phận tài chính:

  • Theo dõi từng khoản tạm ứng tiền mặt theo thời gian thực, không bỏ sót giao dịch
  • Nhân viên tự chịu trách nhiệm ghi nhận khoản chi của mình ngay trong hệ thống
  • Tránh đối chiếu thủ công – kế toán không còn phải “truy hóa đơn” từ từng người
Khoản chi phí đầu vào được hệ thống Bizzi ghi nhận
Báo cáo chi tiêu của nhân viên khi đi công tác

Thẻ doanh nghiệp (Debit & Credit)

Bizz cho phép doanh nghiệp phát hành thẻ doanh nghiệp thông minh cho nhân viên, mỗi thẻ đều có hạn mức chi và quy trình phê duyệt được cấu hình sẵn.

  • Thiết lập trước hạn mức và quy chế chi tiêu theo chính sách công ty
  • Hệ thống tự động gửi yêu cầu nhân viên đính kèm hóa đơn ngay sau giao dịch
  • Công nghệ OCR (nhận diện ký tự quang học) trích xuất dữ liệu loại bỏ hoàn toàn việc nhập liệu thủ công

→ Mỗi giao dịch thẻ được liên kết với đúng ngân sách, giúp bộ phận tài chính luôn cập nhật toàn cảnh chi tiêu theo thời gian thực, từ đó không cần đối chiếu tay và dự báo ngân sách chính xác hơn.

Quản lý danh sách thẻ và nhân viên sử dụng
Các giao dịch qua thẻ được ghi nhận nhanh chóng và đầy đủ

Hoàn ứng tự động

Việc xử lý hoàn ứng thủ công thường chậm, rườm rà và gây bức xúc cho cả nhân viên và kế toán.

  • Nhân viên chủ động cập nhật chứng từ, hóa đơn ngay trên nền tảng
  • Luồng phê duyệt tự động theo mức ngân sách, vị trí và phòng ban
  • Sau khi duyệt, kế toán nhận đủ dữ liệu, chỉ cần nhấn phê duyệt là có thể đến bước hoàn ứng

Thay vì tốn hàng giờ gom hóa đơn và xử lý, kế toán nhận được dữ liệu hoàn ứng đầy đủ, đúng danh mục và thời gian thực

Hóa đơn & công nợ phải trả

Trong quy trình thủ công, hóa đơn thường bị “chôn” trong email, yêu cầu mua sắm rải rác khắp nơi, phê duyệt thì chậm. Nhà cung cấp thúc giục thanh toán, còn bộ phận tài chính thì lúng túng đối chiếu đơn hàng – hóa đơn – ngân sách.

Bizzi giải quyết toàn bộ quy trình này bằng cách:

  • Tự động nhận hóa đơn: có thể chuyển tiếp email, upload hàng loạt
  • Đồng bộ phiếu nhập kho – đơn đặt hàng – hóa đơn, cho phép đối chiếu 3 chiều (3-way matching) một cách liền mạch, minh bạch
  • Thiết lập quy trình phê duyệt linh hoạt, đảm bảo hóa đơn được xử lý kịp thời
  • Cho phép thanh toán hàng loạt hoặc đồng bộ hóa đơn với ERP – có thể thanh toán ngay trên Bizzi hoặc đẩy sang hệ thống kế toán
Hóa đơn mua hàng của nhân viên được xử lý sau khi đưa vào hệ thống

Tất cả giao dịch với nhà cung cấp được ghi nhận theo thời gian thực, giúp bộ phận tài chính luôn thấy rõ công nợ hiện tại và chi phí sắp phát sinh – từ đó quản lý dòng tiền và dự báo ngân sách tốt hơn.

Phân bổ ngân sách theo thời gian thực

Trong các doanh nghiệp sử dụng bảng tính hoặc phần mềm phân tán, dữ liệu ngân sách và chi tiêu thường không đồng bộ với nhau. Các khoản chi phát sinh nhưng phải đến cuối tháng mới được tổng hợp và đối chiếu với ngân sách – khiến dự báo trở nên chậm trễ và thiếu chính xác.

Dashboard ngân sách với dữ liệu được cập nhật theo thời gian thực

Bizzi giải quyết vấn đề này bằng cách liên kết trực tiếp mọi khoản chi tiêu với ngân sách đã phân bổ ngay khi giao dịch phát sinh.

Cụ thể:

  • Mọi giao dịch – từ thẻ doanh nghiệp, hoàn ứng, tiền mặt đến hóa đơn – đều được gắn ngay với ngân sách cụ thể: theo phòng ban, dự án hoặc danh mục chi phí
  • Thông tin chi tiêu và ngân sách được cập nhật theo thời gian thực – không cần chờ đối chiếu cuối kỳ
  • CFO, kế toán và trưởng bộ phận đều có thể truy cập hệ thống để xem ngay tổng chi đã dùng và ngân sách còn lại, từ đó kiểm soát dòng tiền sát hơn
  • Nhờ dữ liệu chính xác, liên tục và đã phân loại, việc dự báo ngân sách có thể thực hiện tức thời, thay vì phải “chờ số” như trước

Khi ngân sách được cập nhật theo thời gian thực, doanh nghiệp không chỉ theo dõi chi tiêu – mà còn chủ động điều chỉnh kế hoạch tài chính một cách linh hoạt, từ cấp phòng ban đến toàn công ty.

Vì sao điều này quan trọng với dự báo ngân sách

Với Bizzi, toàn bộ chi tiêu – từ khoản nhỏ như tiền mặt đến các hóa đơn giá trị lớn từ nhà cung cấp – được đẩy vào một hệ thống duy nhất, và tự động đồng bộ với hệ thống ERP hoặc phần mềm kế toán. Điều này giúp:

  • Phòng tài chính không còn phải mất thời gian truy lùng dữ liệu còn thiếu
  • Tất cả thông tin chi tiêu được phân loại đúng và cập nhật theo thời gian thực
  • Dự báo ngân sách dựa trên số liệu hiện tại, thay vì báo cáo đã cũ
  • Xu hướng chi tiêu được hiển thị tức thời, giúp điều chỉnh ngân sách chủ động
  • Không còn cần đối chiếu thủ công, từ đó tiết kiệm thời gian cho các hoạt động tài chính mang tính chiến lược hơn

Thay vì phải tổng hợp dữ liệu từ nhiều nguồn rời rạc, bộ phận tài chính có thể sử dụng một nền tảng duy nhất cung cấp dữ liệu chi tiêu chính xác – theo thời gian thực – đã chuẩn hóa để đưa vào các mô hình tài chính.

Dù doanh nghiệp sử dụng công cụ FP&A hay chỉ dựa vào hệ thống ERP để lập kế hoạch, Bizzi giúp đảm bảo nguồn dữ liệu đầu vào luôn sạch và chuẩn, từ đó quá trình dự báo ngân sách mới thật sự hiệu quả và tự động hóa đúng nghĩa.

Tự động hóa thôi là chưa đủ – vì sao vẫn chi vượt ngân sách?

Ngay cả khi đã có:

  • Dữ liệu thời gian thực,
  • Theo dõi chi tiêu tự động,
  • Luồng phê duyệt rõ ràng,

… thì doanh nghiệp vẫn có nguy cơ chi vượt ngân sách. Vấn đề không chỉ là kiểm soát – mà là khả năng nhìn thấy ngân sách tại thời điểm chi tiêu.

Thực tế diễn ra như sau:

  • Nhân viên không nắm được ngân sách còn lại tại thời điểm giao dịch
  • Trưởng bộ phận duyệt đơn hàng/hóa đơn mà không thấy hạn mức ngân sách còn lại
  • Hoặc hệ thống không cảnh báo khi sắp vượt, nên chi tiêu đã phát sinh rồi, tài chính mới phát hiện

Vì sao? Vì ngân sách và chi tiêu vẫn bị tách rời:

  • Dữ liệu ngân sách thì nằm trong công cụ FP&A hoặc ERP
  • Dữ liệu chi tiêu thì chảy vào từ các nguồn khác nhau (thẻ, hoàn ứng, hóa đơn…)
  • Và các hệ thống này không liên thông theo thời gian thực – nên khi tài chính phát hiện thì tiền đã tiêu xong rồi

Hiệu ứng domino khi doanh nghiệp thiếu minh bạch ngân sách

Khi không thể nhìn thấy ngân sách còn lại ngay tại thời điểm phát sinh chi tiêu, việc vi phạm quy chế gần như là điều không tránh khỏi:

  • Nhân viên không cố tình chi vượt, nhưng không có cách nào kiểm tra số dư ngân sách còn lại.
  • Trưởng bộ phận duyệt khoản chi vì cho rằng ngân sách vẫn còn, nhưng chỉ phát hiện đã vượt khi quá muộn.
  • Bộ phận kế toán vẫn tiến hành thanh toán cho nhà cung cấp ngay cả khi đã vượt hạn mức, dẫn đến rối loạn hậu kiểm.

Hệ quả là gì?

Các khoản chi vượt ngân sách xảy ra thường xuyên, dòng tiền bị ảnh hưởng, và các phòng ban phải liên tục giải trình, tranh cãi để xử lý hậu quả của những quyết định đã rồi.

Cuối cùng, phòng tài chính chỉ còn 2 lựa chọn:

  • Hoặc là chạy theo để điều chỉnh dự báo ngân sách (forecast) cho kịp,
  • Hoặc là cắt giảm chi tiêu một cách bị động, không theo kế hoạch.

Cả hai cách đều không phải là phương pháp hiệu quả để quản trị ngân sách.

Vậy đâu là giải pháp?

Để kiểm soát ngân sách thực sự, doanh nghiệp cần một hệ thống không chỉ theo dõi chi tiêu, mà còn giúp người dùng tiếp cận và nắm được tình trạng ngân sách ngay khi phát sinh giao dịch.

Chỉ khi nhân viên biết mình còn bao nhiêu ngân sách trước khi mua hàng, thì mới có thể ra quyết định chính xác và hạn chế sai lệch ngay từ đầu.

Tích hợp quản lý chi tiêu với quản lý ngân sách

Bizzi cung cấp một hệ thống thống nhất, tích hợp toàn bộ hoạt động lập ngân sách, quản lý chi tiêu và kế toán trên một nền tảng duy nhất.

Tất cả các giao dịch – bao gồm tiền mặt tạm ứng, chi qua thẻ doanh nghiệp, hoàn ứng cá nhân, hay hóa đơn nhà cung cấp – đều được hệ thống ghi nhận, phân loại và đối chiếu với ngân sách được phân bổ theo thời gian thực.

Điều đó có nghĩa là, thay vì phải đợi đến cuối tháng mới so sánh “ngân sách dự kiến” và “thực chi”, thì bạn có thể nhìn thấy ngay tác động của từng khoản chi ngay khi phát sinh. Mức độ tích hợp này giúp kết nối chặt chẽ giữa kế hoạchthực thi, cụ thể:

  • Không còn ước đoán: Nhân viên và người phê duyệt đều biết chính xác ngân sách còn lại trước khi chi.
  • Không còn trễ thông tin: Bộ phận tài chính không phải chờ đến khi chốt sổ mới phát hiện chi vượt.
  • Không còn bất ngờ: Khi ngân sách gần hết, hệ thống sẽ tự động cảnh báo và gửi thông báo đến đúng người.

Bằng cách đưa nhận thức về ngân sách vào ngay thời điểm chi tiêu, Bizzi không chỉ giúp doanh nghiệp theo dõi – mà còn kiểm soát chi tiêu chủ động. Kết quả là: giảm sai lệch, ra quyết định tự tin hơn, và dự báo ngân sách chính xác hơn, phản ánh đúng tình hình thực tế đang diễn ra.

Đánh giá lại cách doanh nghiệp tự động hóa quản lý ngân sách

Các công cụ FP&A (Phân tích & Lập kế hoạch tài chính) thường là lựa chọn đầu tiên của doanh nghiệp khi muốn tự động hóa quy trình lập ngân sách. Những công cụ này cung cấp khả năng phân tích mạnh mẽ, mô hình dự báo đa dạng và hỗ trợ lập kế hoạch tài chính hiệu quả.

Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp chưa nhận ra rằng, vấn đề lớn nhất của họ không phải nằm ở khả năng phân tích, mà là ở chỗ không có dữ liệu chi tiêu được tổng hợp đúng cách, kịp thời.

Thay vì để bộ phận tài chính phải truy lùng hóa đơn, đối chiếu chi phí, cập nhật ERP bằng tay, Bizzi tập trung vào tự động hóa ngay từ điểm phát sinh chi tiêu.

Bất kỳ giao dịch nào – từ thanh toán bằng thẻ, chi tiền mặt, hoàn ứng cá nhân hay hóa đơn từ nhà cung cấp – đều được:

  • Ghi nhận tự động
  • Phân loại đúng danh mục chi phí
  • Gắn với ngân sách tương ứng ngay khi phát sinh

Đặc biệt, với mô-đun ngân sách tích hợp, bộ phận tài chính có thể:

  • Đối chiếu ngân sách – thực chi mà không cần thao tác thủ công, nhờ dữ liệu được phân loại và đồng bộ sẵn
  • So sánh ngân sách dự kiến và thực tế theo thời gian thực, thay vì đợi đến cuối kỳ
  • Chủ động kiểm soát sai lệch ngân sách, đảm bảo tuân thủ trước khi phát sinh chi vượt

Thay vì khắc phục khi mọi việc đã xảy ra,  Bizzi giúp ngăn ngừa từ đầu.

Với hệ thống quản lý chi tiêu và ngân sách tích hợp, đội ngũ tài chính sẽ có được:

  • Tầm nhìn tức thời
  • Dữ liệu chính xác
  • Tự động hóa toàn bộ, không cần thao tác thủ công

Tự động hóa ngân sách là một quy trình chiến lược – không chỉ là chuyện cài thêm một phần mềm

Việc dùng phần mềm FP&A nếu không gắn với đầu ra đã làm sạch dữ liệu sẽ là một chiếc máy mạnh nhưng nhận được “dữ liệu rác”.

Đầu tư vào giải pháp như Bizzi – để xử lý chi tiêu theo thời gian thực – là bước đầu tiên không thể thiếu để tự động hóa quy trình dự báo ngân sách:

  • Quản lý chặt chẽ, minh bạch
  • Dữ liệu sạch, hợp lý
  • Phân tích rõ, cập nhật tức thì
  • Dự báo đúng, ra quyết định chính xác

Tìm hiểu thêm về giải pháp quản lý chi tiêu và kiểm soát ngân sách của Bizzi ngay: https://bizzi.vn/dang-ky-dung-thu

Exit mobile version