Bizzi

Chuẩn mực kế toán quốc tế IFRS: Lộ trình áp dụng tại Việt Nam và những điều doanh nghiệp cần chuẩn bị

Doanh nghiệp cần chuẩn bị gì để chuyển qua Chuẩn mực Kế toán Quốc tế IFRS

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu ngày càng sâu rộng, việc áp dụng Chuẩn mực Kế toán Quốc tế (IFRS) đang trở thành một xu hướng tất yếu, định hình lại bức tranh kế toán và tài chính cho các doanh nghiệp trên toàn cầu. IFRS không chỉ là một bộ chuẩn mực; nó là một ngôn ngữ kế toán quốc tế, giúp các doanh nghiệp và nhà đầu tư giao tiếp và có khả năng so sánh thông tin tài chính một cách hiệu quả xuyên biên giới. Mục tiêu cốt lõi của IFRS, được ban hành bởi IASB (International Accounting Standards Board) thuộc IFRS Foundation, là mang lại sự minh bạch và tin cậy tối đa cho các báo cáo tài chính, phục vụ lợi ích công chúng và thị trường vốn.

Việc chuyển đổi từ Chuẩn mực Kế toán Việt Nam (VAS) sang IFRS là một quá trình quan trọng, đòi hỏi sự chuẩn bị toàn diện về kiến thức, quy trình, hệ thống và con người. Tại Việt Nam, quá trình này đã có lộ trình áp dụng ifrs tại việt nam rõ ràng, đặt ra cả lợi ích và thách thức cho các doanh nghiệp.

Bài viết này, Bizzi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về chuẩn mực kế toán quốc tế IFRSlộ trình áp dụng tại Việt Nam, những lợi ích và đặc biệt là những điều doanh nghiệp cần chuẩn bị để thích ứng và chuyển đổi thành công, hướng tới tối ưu hóa quy trình kế toán theo chuẩn quốc tế và nâng cao hiệu quả quản lý chi phí.

Mục lục

Toggle

Chuẩn mực kế toán quốc tế IFRS là gì?

IFRS, viết tắt của International Financial Reporting Standards, là tập hợp các chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế được phát triển và ban hành bởi IASB. Khác với một số hệ thống kế toán truyền thống (như VAS của Việt Nam hay US GAAP), IFRS được xây dựng theo hướng dựa trên nguyên tắc (principle-based) thay vì quy tắc chi tiết (rule-based). Điều này yêu cầu kế toán viên và người lập báo cáo tài chính cần có đánh giá chuyên môn cao để áp dụng phù hợp với bản chất kinh tế của giao dịch, thay vì chỉ tuân thủ theo hình thức.

Mục tiêu chính của IFRS là tạo ra một ngôn ngữ kế toán chung, thống nhất trên toàn cầu, giúp các báo cáo tài chính trở nên minh bạch và có khả năng so sánh cao giữa các doanh nghiệp ở các quốc gia khác nhau. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các doanh nghiệp niêm yết hoặc có hoạt động kinh doanh, đầu tư xuyên biên giới, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu hút nhà đầu tư nước ngoài và tiếp cận thị trường vốn quốc tế.

Hiện tại, IFRS đã được chấp nhận và áp dụng rộng rãi tại 166 quốc gia và vùng lãnh thổ, với hơn 144 quốc gia đã bắt buộc áp dụng. Điều này khẳng định vị thế của IFRS là bộ chuẩn mực kế toán quốc tế được công nhận rộng rãi nhất trên thế giới.

IFRS là viết tắt của "International Financial Reporting Standards"
IFRS là viết tắt của “International Financial Reporting Standards”

Tại sao doanh nghiệp cần chuẩn bị cho Chuẩn mực Kế toán Quốc tế IFRS?

Theo chuyên gia, doanh nghiệp trung bình sẽ cần từ 3-5 năm để đào tạo nguồn nhân lực chuyên sâu đủ kiến thức để có thể lập báo cáo tài chính theo Chuẩn mực Báo cáo Tài chính Quốc tế (IFRS).

Tóm lại, chuẩn bị cho IFRS là một khoản đầu tư chiến lược, giúp doanh nghiệp không chỉ đáp ứng yêu cầu về tuân thủ mà còn nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững trên trường quốc tế.

Chuẩn bị cho IFRS là một quá trình cần thiết và quan trọng đối với doanh nghiệp

Lộ trình áp dụng IFRS tại Việt Nam

Việt Nam đang trong quá trình hội tụ với các chuẩn mực kế toán quốc tế. Vào ngày 16/03/2020, Bộ Tài chính đã ban hành “Đề án áp dụng các chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế IFRS tại Việt Nam”, vạch ra một lộ trình cụ thể:

Lộ trình áp dụng ifrs tại việt nam này cho thấy việc chuẩn bị không còn là tùy chọn mà là yêu cầu cấp thiết đối với nhiều doanh nghiệp ngay từ bây giờ.

Lộ trình chuyển đổi VAS sang IFRS

Những thách thức và lưu ý khi chuẩn bị áp dụng Chuẩn mực Kế toán Quốc tế IFRS

Quá trình chuyển đổi VAS sang IFRS không hề đơn giản và mang theo nhiều thách thức, đòi hỏi doanh nghiệp phải chuẩn bị kỹ lưỡng:

Doanh nghiệp cần chuẩn bị những gì để chuyển đổi IFRS thành công?

Theo chia sẻ của ông Trịnh Đức Vinh – Phó Cục Trưởng Cục Quản lý, Giám sát Kế toán, Kiểm toán, Bộ Tài chính, việc đào tạo cán bộ của một doanh nghiệp thành thạo về Chuẩn mực Kế toán Quốc tế (IFRS) mất khoảng 3-5 năm. Đối với các doanh nghiệp nước ngoài có tiềm lực, thời gian này có thể chỉ là 3 năm, nhưng với doanh nghiệp Việt Nam, cần xem xét nhiều hơn về thời gian cần thiết.

Ông Trịnh Đức Vinh – Phó Cục Trưởng Cục Quản lý, Giám sát Kế toán, Kiểm toán, Bộ Tài chính

4.1. Lợi ích của việc áp dụng IFRS

Việc áp dụng Chuẩn mực Kế toán Quốc tế (IFRS) mang đến nhiều lợi ích đáng kể cho doanh nghiệp như sau:

4.2. Những điều doanh nghiệp cần cân nhắc trước khi quyết định áp dụng IFRS

Trước khi quyết định áp dụng Chuẩn mực Kế toán Quốc tế (IFRS), doanh nghiệp cần cân nhắc các vấn đề sau:

4.2.1. Vấn đề chi phí và lợi ích

Việc chuyển đổi và vận hành hệ thống kế toán và lập báo cáo tài chính theo IFRS đòi hỏi đầu tư đáng kể về chi phí, thời gian và công sức. Do đó, doanh nghiệp cần ước tính các chi phí này và so sánh với lợi ích thu được trước khi quyết định áp dụng IFRS.

4.2.2 Thay đổi trọng yếu

Áp dụng IFRS sẽ dẫn đến một số thay đổi trọng yếu trong hoạt động kế toán và tài chính của doanh nghiệp. Điều này bao gồm chênh lệch giữa cơ sở tính thuế và kế toán, sự thay đổi trong các điều khoản của các hợp đồng kinh tế và nhu cầu cung cấp thông tin đầy đủ và chi tiết theo yêu cầu của IFRS.

Khi sử dụng IFRS, một số giao dịch được hạch toán và phản ánh trên báo cáo tài chính theo các phương pháp khác nhau so với phương pháp giá gốc. Điều này dẫn đến sự chênh lệch giữa số liệu hạch toán theo kế toán và cơ sở tính thuế của cơ quan thuế (theo giá gốc). Sự chênh lệch này có thể tạo ra khó khăn trong việc duy trì song song sổ sách kế toán hạch toán theo IFRS và sổ phụ kế toán để theo dõi cơ sở tính thuế cũng như theo dõi các khoản thuế hoãn lại phát sinh do chênh lệch giữa thuế và kế toán.

Áp dụng IFRS có thể yêu cầu thay đổi các điều khoản trong các hợp đồng kinh tế để phù hợp với các yêu cầu của chuẩn mực này. Điều này đòi hỏi bộ phận kế toán và bộ phận pháp chế cần phối hợp để hiểu rõ các quyền và nghĩa vụ pháp lý của hợp đồng và các quy định liên quan tại IFRS. Từ đó, xác định đúng và đầy đủ các quyền và nghĩa vụ tài chính phát sinh để làm cơ sở cho việc hạch toán kế toán.

IFRS yêu cầu doanh nghiệp cung cấp thông tin đầy đủ và chi tiết hơn nhiều so với Chuẩn mực Kế toán Việt Nam. Do đó, bộ phận kế toán cần phối hợp chặt chẽ với các bộ phận khác trong doanh nghiệp để thu thập đầy đủ thông tin theo yêu cầu của IFRS. Ví dụ như, Chuẩn mực IFRS 15 về Doanh thu từ hợp đồng với khách hàng yêu cầu bộ phận kế toán am hiểu rõ các điều khoản về cung cấp hàng hóa và dịch vụ trong hợp đồng doanh thu. Điều này đòi hỏi phối hợp với các phòng ban liên quan để thu thập đầy đủ thông tin phục vụ cho việc hạch toán kế toán và có những sửa đổi cần thiết trong hợp đồng nếu cần thiết.

Trước khi quyết định áp dụng IFRS, doanh nghiệp nên thực hiện một nghiên cứu và đánh giá tổng thể về những thay đổi, ước tính các chi phí và lợi ích, và chuẩn bị sẵn sàng cho việc tuân thủ các yêu cầu và thay đổi trong việc áp dụng Chuẩn mực Kế toán Quốc tế.

Những điều doanh nghiệp cần cân nhắc trước khi quyết định áp dụng IFRS

4.3. Những nội dung doanh nghiệp cần dần chuẩn bị

Khoảng cách thời gian và mức đầu tư để áp dụng Chuẩn mực Kế toán Quốc tế (IFRS) sự khác nhau tùy thuộc vào quy mô hoạt động, ngành nghề kinh tế và giai đoạn phát triển của doanh nghiệp. Việc bảo đảm tính hiệu quả thay vì đầu tư dàn trải yêu cầu cân nhắc và đảm bảo mức đầu tư (chi phí, thời gian, nhân lực, vật lực) phù hợp với nhu cầu và khả năng của từng doanh nghiệp.

4.3.1. Chuyển đổi dữ liệu từ Chuẩn mực Kế toán Việt Nam sang Chuẩn mực Kế toán Quốc tế (IFRS) theo Chuẩn mực IFRS 1 – Lần đầu áp dụng IFRS

Để chuyển đổi dữ liệu từ Chuẩn mực Kế toán Việt Nam sang Chuẩn mực Kế toán Quốc tế (IFRS) theo Chuẩn mực IFRS 1 – Lần đầu áp dụng IFRS, doanh nghiệp cần xây dựng quy trình tuân thủ các hướng dẫn của chuẩn mực này. Đây là quy trình áp dụng cho các đơn vị lập báo cáo tài chính theo Chuẩn mực Kế toán Quốc tế (IFRS) lần đầu tiên. Doanh nghiệp Việt Nam sẽ sử dụng các hướng dẫn tại chuẩn mực này để chuyển đổi báo cáo tài chính lần đầu sang IFRS theo kế hoạch của Bộ Tài chính.

Việc chuyển đổi dữ liệu cần phải tuân theo quy trình từng bước và đòi hỏi thời gian đủ dài để chuẩn bị các nội dung liên quan. Do đó, doanh nghiệp nên tận dụng các chuyên gia về Chuẩn mực Kế toán Quốc tế (IFRS) để được tư vấn và hỗ trợ thực hiện nội dung này một cách chính xác và hiệu quả nhất. Việc thuê chuyên gia giúp bảo đảm doanh nghiệp thực hiện đúng và hiệu quả ngay từ bước đầu tiên trong quá trình chuyển đổi.

4.3.2. Cải thiện hiểu biết về Chuẩn mực Kế toán Quốc tế (IFRS) và tài chính cho các nhân sự liên quan

Để cải thiện hiểu biết về Chuẩn mực Kế toán Quốc tế (IFRS) và tài chính cho các nhân sự liên quan, doanh nghiệp cần thực hiện đào tạo không chỉ cho nhân viên bộ phận kế toán mà còn bao gồm cả Ban giám đốc và các cán bộ quản lý chủ chốt. Điều này đảm bảo họ có sự phối hợp tốt với bộ phận kế toán khi được yêu cầu cung cấp hoặc giải trình các thông tin và dữ liệu liên quan đến IFRS. Doanh nghiệp cần thúc đẩy nhân viên tham gia các khóa học về Chuẩn mực Kế toán Quốc tế (IFRS) và cách thức vận dụng nó trong thực tế.

Điều này giúp cung cấp cho họ kiến thức và kỹ năng cần thiết để áp dụng IFRS một cách hiệu quả trong công việc hàng ngày. Việc đào tạo đảm bảo các nhân sự liên quan đều có cùng một hiểu biết về IFRS, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng chuẩn mực này và đảm bảo tính thống nhất và chính xác trong việc xử lý thông tin tài chính. Từ việc tham gia khóa đào tạo, nhân viên có thể nắm vững nguyên tắc và quy định của IFRS, cũng như học cách áp dụng chúng vào tình huống thực tế của doanh nghiệp. Điều này sẽ giúp tăng cường hiệu quả làm việc, đảm bảo sự đồng thuận và đáng tin cậy trong thông tin tài chính, và làm tăng giá trị của doanh nghiệp trên thị trường quốc tế.

4.3.3. Cần tổ chức lại và nâng cấp hệ thống thông tin kế toán

Để chuyển đổi và lập Báo cáo tài chính (BCTC) theo Chuẩn mực Kế toán Quốc tế (IFRS), doanh nghiệp cần tổ chức lại và nâng cấp hệ thống thông tin kế toán. Việc lập BCTC theo IFRS có nhiều khác biệt về ghi nhận, đo lường giá trị, trình bày và công bố thông tin so với các chuẩn mực hiện tại. Do đó, doanh nghiệp cần rà soát và thực hiện những thay đổi (nếu cần) đối với các nội dung sau đây của hệ thống thông tin kế toán để đảm bảo tính phù hợp và ổn định khi chính thức áp dụng IFRS:

Tuy nhiên, để thực hiện những thay đổi trên, doanh nghiệp cần có trình tự ưu tiên và tối ưu hóa nguồn lực, không tiêu tốn nhiều hơn mức cần thiết. Do đó, doanh nghiệp nên có sự hỗ trợ và tư vấn từ những chuyên gia về Chuẩn mực Kế toán Quốc tế (IFRS) để đảm bảo tính hiệu quả và thành công trong quá trình chuyển đổi.

Doanh nghiệp cần tổ chức lại và nâng cấp hệ thống thông tin kế toán

4.3.4. Điều chỉnh các điều khoản trong hợp đồng kinh tế với các đối tác

Để thích nghi với Chuẩn mực Kế toán Quốc tế (IFRS), doanh nghiệp cần điều chỉnh các điều khoản trong hợp đồng kinh tế với các đối tác. IFRS có những yêu cầu khắt khe về việc xác định trách nhiệm chuyển giao hàng hóa hoặc hoàn thành dịch vụ. Do đó, doanh nghiệp cần rà soát lại các hợp đồng với nhà cung cấp và khách hàng và đối chiếu với các yêu cầu liên quan đến hợp đồng của IFRS để thực hiện các điều chỉnh phù hợp. Việc này nên được tư vấn bởi các chuyên gia về IFRS và luật sư để đảm bảo tính chính xác và phù hợp từ đầu.

4.3.5. Dự trù trước các ảnh hưởng tiêu cực (nếu có) đến các chỉ số tài chính

Trước khi chuyển đổi BCTC sang Chuẩn mực Kế toán Quốc tế (IFRS), doanh nghiệp cần dự trù trước các ảnh hưởng tiêu cực (nếu có) đến các chỉ số tài chính và lập kế hoạch phản ứng phù hợp để đối phó với tình huống này. Ví dụ như:

Bizzi đồng hành cùng doanh nghiệp trên hành trình áp dụng IFRS

Việc áp dụng Chuẩn mực Kế toán Quốc tế IFRS không chỉ dừng lại ở việc thay đổi phương pháp hạch toán mà còn là cơ hội để doanh nghiệp chuẩn hóa lại toàn bộ quy trình tài chính kế toán, hướng tới sự minh bạch, hiệu quả và chuẩn quốc tế.

Bizzi hiểu rõ những thách thức, đặc biệt là liên quan đến việc xử lý dữ liệu, tối ưu quy trình và yêu cầu hệ thống công nghệ thông tin phức tạp khi chuyển đổi VAS sang IFRS. Giải pháp quản lý chi phí và tự động hóa quy trình xử lý hóa đơn, thanh toán của Bizzi được thiết kế để giúp doanh nghiệp:

Bằng cách tối ưu hóa các quy trình cốt lõi, Bizzi giúp doanh nghiệp tạo nền tảng vững chắc về dữ liệu và quy trình, làm tiền đề quan trọng cho việc áp dụng Chuẩn mực Kế toán Quốc tế IFRS thành công, nâng cao lợi ích và khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Chuẩn mực Kế toán Quốc tế IFRS là xu thế không thể đảo ngược, mang lại lợi ích to lớn cho doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập. Quá trình chuyển đổi VAS sang IFRS đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng, đối mặt với nhiều thách thức, đặc biệt về nhân lực, quy trình và hệ thống. Tuy nhiên, với một lộ trình áp dụng rõ ràng tại Việt Nam và sự hỗ trợ từ các giải pháp công nghệ hiện đại như Bizzi, doanh nghiệp hoàn toàn có thể thực hiện việc chuyển đổi một cách hiệu quả, chuẩn quốc tế, tối ưu hóa quy trình, nâng cao minh bạch và khẳng định vị thế trên thị trường vốn quốc tế.

Hãy theo dõi Bizzi để cập nhật thêm các thông tin hữu ích về quản lý tài chính, kế toán và các giải pháp công nghệ hỗ trợ doanh nghiệp trên hành trình phát triển.

Theo dõi Bizzi để nhanh chóng nhận thông tin mới nhất:

Xem thêm:

Exit mobile version