Bizzi

Các lĩnh vực phải sử dụng hóa đơn điện tử từ ngày 01/6/2025

Các lĩnh vực phải sử dụng hóa đơn điện tử từ ngày 01/6/2025

Nghị định 70/2025/NĐ-CP của Chính phủ, có hiệu lực từ ngày 1.6 quy định đối tượng sử dụng, nội dung trên hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền kết nối chuyển dữ liệu với cơ quan thuế. Cùng Bizzi tìm hiểu các lĩnh vực phải sử dụng hóa đơn điện tử từ ngày 01/06/2025!

Tải Nghị định 70/2025/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 01/6/2025 tại đây

Các lĩnh vực phải sử dụng hóa đơn điện tử từ ngày 01/6/2025

Cụ thể, tại khoản 8 Điều 1 Nghị định 70/2025/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 01/6/2025) sửa đổi Điều 11 Nghị định 123/2020/NĐ-CP thì những lĩnh vực phải sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền kết nối chuyển dữ liệu với cơ quan thuế, bao gồm:

(1) Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh theo quy định tại khoản 1 Điều 51 có mức doanh thu hằng năm từ 01 tỷ đồng trở lên, khoản 2 Điều 90, khoản 3 Điều 91 Luật Quản lý thuế 2019 và doanh nghiệp có hoạt động bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, trong đó có bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ trực tiếp đến người tiêu dùng (trung tâm thương mại; siêu thị; bán lẻ (trừ ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác)

(2) Ăn uống; nhà hàng; khách sạn;

(3) Dịch vụ vận tải hành khách, dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải đường bộ, dịch vụ nghệ thuật, vui chơi, giải trí, hoạt động chiếu phim;

(4) Dịch vụ phục vụ cá nhân khác theo quy định về Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam).

Hiện hành, theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP thì việc sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền không bắt buộc. Tuy nhiên, từ ngày 01/6/2025 thì một số đối tượng như hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có doanh thu từ 1 tỷ đồng/năm, doanh nghiệp bán lẻ cà các lĩnh vực nhà hàng, khách sạn, dịch vụ vận tải, giải trí… sẽ phải sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền và kết nối dữ liệu với cơ quan thuế.

Ngoài ra, Nghị định 70/2025/NĐ-CP cũng quy định rõ nội dung của hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền, bao gồm thông tin về người bán, người mua, hàng hóa, dịch vụ, giá trị thanh toán và mã của cơ quan thuế để tra cứu thông tin.

Tải Nghị định 123/2020/NĐ-CP tại đây

Tải Luật Quản lý Thuế 2019 tại đây

 lĩnh vực phải sử dụng hóa đơn điện tử

Đọc thêm:

Nội dung khởi tạo hóa đơn điện tử từ máy tính tiền

Theo đó, tại khoản 2 và khoản 3 Điều 11 Nghị định 123/2020/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 8 Điều 1 Nghị định 70/2025/NĐ-CP) quy định về nguyên tắc và nội dung của hoá đơn điện tử như sau:

* Hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế đảm bảo nguyên tắc sau:

– Nhận biết được hóa đơn in từ máy tính tiền kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế;

– Không bắt buộc có chữ ký số;

– Khoản chi mua hàng hóa, dịch vụ sử dụng hóa đơn (hoặc sao chụp hóa đơn hoặc tra thông tin từ Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế về hóa đơn) được khởi tạo từ máy tính tiền được xác định là khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp khi xác định nghĩa vụ thuế.

* Hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền có các nội dung sau đây:

– Tên, địa chỉ, mã số thuế người bán;

– Tên, địa chỉ, mã số thuế/số định danh cá nhân/số điện thoại của người mua theo quy định (nếu người mua yêu cầu);

– Tên hàng hóa, dịch vụ, đơn giá, số lượng, giá thanh toán. Trường hợp tổ chức, doanh nghiệp nộp thuế theo phương pháp khấu trừ phải ghi rõ nội dung giá bán chưa thuế giá trị gia tăng, thuế suất thuế giá trị gia tăng, tiền thuế giá trị gia tăng, tổng tiền thanh toán có thuế giá trị gia tăng;

– Thời điểm lập hóa đơn;

– Mã của cơ quan thuế hoặc dữ liệu điện tử để người mua có thể truy xuất, kê khai thông tin hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền.

Người bán gửi hoá đơn điện tử cho người mua bằng hình thức điện tử (tin nhắn, thư điện tử và các hình thức khác) hoặc cung cấp đường dẫn hoặc mã QR để người mua tra cứu, tải hóa đơn điện tử.

B-Invoice – Giải pháp hóa đơn điện tử tích hợp máy bán hàng

B-Invoice là giải pháp phần mềm hóa đơn điện tử được Tổng cục Thuế công nhận, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu nghiệp vụ theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, B-Invoice còn mang lại nhiều lợi ích vượt trội cho doanh nghiệp.

Hóa đơn điện tử B-Invoice bao gồm:

  • Hóa đơn điện tử thông thường: Đáp ứng đầy đủ các quy định hiện hành của Bộ Tài chính về hóa đơn điện tử, giúp doanh nghiệp xuất hóa đơn điện tử nhanh chóng, chính xác và hợp pháp.
  • Hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền (POS):Dễ dàng xuất hóa đơn điện tử từ các giao dịch bán hàng tại điểm bá khi B-Invoice tích hợp với các loại máy tính tiền (POS) phổ biến trên thị trường.
  • Vé điện tử: Doanh nghiệp có thể quản lý bán vé, lập hóa đơn bán vé điện tử một cách hiệu quả.

Ưu điểm của hóa đơn điện từ B-Invoice:

  • Mẫu đa dạng, thiết kế theo nhu cầu của doanh nghiệp
  • Tích hợp dễ dàng và tùy biến với các hệ thống quản lý doanh nghiệp (ERP), phần mềm kế toán,…
  • Dễ dàng tìm kiếm và truy xuất hóa đơn gốc, tiết kiệm thời gian và công sức trong việc quản lý.
  • Hỗ trợ chữ ký số và các phương thức ký số
  • Bảo mật theo tiêu chuẩn ISO 27001, đảm bảo an toàn thông tin cho doanh nghiệp.
  • Lưu trữ hóa đơn trong 10 năm theo quy định của pháp luật.
B-Invoice – Phần mềm hóa đơn điện tử tích hợp máy bán hàng được Tổng cục Thuế công nhận 

Để chọn nhà cung cấp hóa đơn điện tử phù hợp, doanh nghiệp cần ưu tiên tính hợp pháp, bảo mật, tích hợp tốt với phần mềm kế toán, và chi phí hợp lý. Dựa trên những nhu cầu thiết yếu của thị trường, Bizzi đã xây dựng và phát triển phần mềm xử lý hóa đơn hỗ trợ cho doanh nghiệp trong đó bước đầu tiên là phần mềm xử lý hóa đơn tự động thay thế cho giải pháp kiểm tra và nhập liệu truyền thống.

Kể từ khi ra mắt, Bizzi đã thu hút khách hàng từ các doanh nghiệp tập đoàn quy mô lớn trong các lĩnh vực khác nhau như: Grab, GS25, Circle K, Tiki, Guardian, Medicare, Pharmacity, đến các doanh nghiệp SMEs cùng với hơn 4.000 nhà cung cấp sử dụng nền tảng này hằng ngày. Tính đến 10/2021 tổng giá trị hóa đơn xử lý hằng tháng thông qua nền tảng Bizzi đạt hơn 300 triệu USD.

Theo dõi Bizzi để nhanh chóng nhận thông tin mới nhất:

Exit mobile version