Vừa qua, Tổng cục Thuế mới ban hành Quyết định 1326/QĐ-TCT* phê duyệt Kế hoạch kiểm tra chuyên ngành năm 2023 với danh sách 42 doanh nghiệp thuộc đối tượng kiểm tra thuộc nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau, trong đó nhiều nhất là doanh nghiệp tại TP. HCM và TP. Hà Nội.
Cùng Bizzi tìm hiểu danh sách 42 doanh nghiệp sắp bị tranh tra thuế nhé!
4 nhóm doanh nghiệp thuộc đối tượng thanh tra thuế
Bộ Tài chính ban hành Công văn số 10039/BTC-TTr về định hướng, hướng dẫn xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra tài chính năm 2023. Dưới đây là các doanh nghiệp thuộc đối tượng thanh tra thuế:
Doanh nghiệp có hoàn thuế lớn
Bộ Tài chính đã yêu cầu Tổng cục Thuế tăng cường quản lý chặt chẽ việc hoàn thuế giá trị gia tăng, nhằm giảm thiểu tình trạng trục lợi chính sách gây thất thoát ngân sách nhà nước. Để thực hiện điều này, công nghệ thông tin và Trí tuệ Nhân tạo (AI) được áp dụng để đối chiếu, kiểm tra và quản lý việc sử dụng hóa đơn.
Doanh nghiệp thuộc ngành nghề có rủi ro cao
Các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực ngành nghề có rủi ro cao như dầu khí, xăng dầu, điện lực, viễn thông, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, cho thuê tài chính, bất động sản, dược phẩm, hạ tầng, khu công nghiệp, công ty xổ số kiến thiết, kinh doanh dịch vụ cảng, xây dựng, sản xuất và kinh doanh nguyên vật liệu xây dựng, doanh nghiệp khai thác kinh doanh cát, sỏi lòng sông, khai thác vàng, đều được ngành thuế tăng cường thanh tra theo định hướng của Bộ Tài Chính.
Doanh nghiệp rủi ro cao về hoá đơn, có dấu hiệu sử dụng hoá đơn bất hợp pháp
Các doanh nghiệp có nguồn thông tin rủi ro từ cơ quan hải quan và các doanh nghiệp được hưởng ưu đãi miễn, giảm thuế theo các Luật thuế và Hiệp định, đều thuộc diện cần được theo dõi và kiểm tra.
Doanh nghiệp có phát sinh số thu nộp thuế lớn, có hoạt động Giao dịch liên kết
Các tập đoàn, tổng công ty, công ty có phát sinh số thu nộp thuế lớn hoặc các doanh nghiệp có quy mô lớn trong nhiều năm mà chưa được thanh tra hoặc kiểm tra cũng là các đối tượng cần chú ý trong công tác thanh tra và kiểm tra thuế.
Ngoài ra, công tác thanh tra và kiểm tra thuế cũng sẽ tập trung vào các doanh nghiệp có hoạt động giao dịch liên kết, chuyển giá; các doanh nghiệp phát sinh chuyển nhượng vốn, thương hiệu, chuyển nhượng dự án, chia tách, sáp nhập; cũng như các doanh nghiệp có kết quả hoạt động kinh doanh lỗ trong nhiều năm. Mục tiêu của toàn ngành thuế là đảm bảo thu thuế, phí và các khoản thu khác đúng, đủ và kịp thời để đóng góp vào ngân sách nhà nước.
42 doanh nghiệp bị thanh tra thuế 2023
Tổng cục Thuế vừa ban hành Quyết định 1326/QĐ-TCT phê duyệt Kế hoạch kiểm tra chuyên ngành năm 2023 đối với nhiều doanh nghiệp.
Cụ thể, căn cứ tại Quyết định 970/QĐ-TCT ngày 14/7/2023 về Quy trình kiểm tra thuế, cơ quan thuế thực hiện lựa chọn người nộp thuế để lập kế hoạch, chuyên đề kiểm tra tại trụ sở của người nộp thuế sẽ căn cứ theo kết quả xếp hạng rủi ro từ cao xuống và không trùng lặp với người nộp thuế đã được lựa chọn đưa vào kế hoạch thanh tra; kết hợp xem xét lựa chọn người nộp thuế đã quá 5 năm chưa được thanh tra, kiểm tra thuế.
Tổng cục Thuế mới ban hành Quyết định 1326/QĐ-TCT* phê duyệt Kế hoạch kiểm tra chuyên ngành năm 2023 với danh sách 42 doanh nghiệp thuộc đối tượng kiểm tra thuộc nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau, trong đó nhiều nhất là doanh nghiệp tại TP. HCM và TP. Hà Nội.
* Hiệu lực thi hành: 30/8/2023
Trong lĩnh vực bất động sản có tên của loạt doanh nghiệp như Công ty cổ phần Đầu tư Hải Phát, Địa ốc Vạn Phúc, Địa ốc Đông Nam, Khải Hoàn Land, Công ty cổ phần tư vấn và kinh doanh bất động sản TCO…
Một số doanh nghiệp xây dựng cũng có tên trong danh sách lần này gồm Công ty cổ phần Xây dựng Đô thị Hồng Hà số 1 Việt Nam, Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng Unicons, Công ty cổ phần Tập đoàn Cienco 4, Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng Trung Chính, Công ty cổ phần Xây dựng Hợp Lực, Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Điện 2…
Trong lĩnh vực dược, hóa mỹ phẩm có một số doanh nghiệp như: Dược phẩm Boston Việt Nam, Công ty TNHH Dược Hoa Linh, Dược phẩm OPC, Dược phẩm Khương Duy…
Quý khách hàng có thể tham khảo danh sách các doanh nghiệp bị thanh tra thuế tại đây:
Danh sách 42 doanh nghiệp
Các giai đoạn thanh tra thuế 42 doanh nghiệp
Cơ quan thuế căn cứ kết quả phân tích rủi ro bằng ứng dụng công nghệ thông tin hoặc rủi ro từ phân tích nghiệp vụ, thông tin từ thực tế công tác quản lý thuế để xác định nội dung, phạm vi thanh tra, kiểm tra thuế… Việc kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế sẽ bao gồm hai giai đoạn.
Giai đoạn 1
Trước khi tiến hành kiểm tra tại trụ sở của người nộp thuế, quy trình yêu cầu việc ban hành một quyết định kiểm tra. Quyết định kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế phải được gửi đến người nộp thuế trong vòng tối đa 3 ngày làm việc kể từ ngày ban hành quyết định này. Trong trường hợp cơ quan thuế hoặc bộ phận không trực tiếp quản lý người nộp thuế thực hiện kiểm tra, họ phải gửi một bản sao cho cơ quan thuế hoặc bộ phận trực tiếp quản lý người nộp thuế, đóng vai trò là đầu mối chuyển đến các bộ phận có liên quan để thực hiện kiểm tra.
Trước khi công bố quyết định kiểm tra, trưởng đoàn kiểm tra phải tiến hành phân công các thành viên trong đoàn để thực hiện kiểm tra theo các nội dung đã được ghi trong quyết định kiểm tra. Quy trình này đảm bảo rằng việc kiểm tra được thực hiện một cách có hệ thống và hiệu quả.
Nếu trong quá trình kiểm tra, có sự cần thiết, quyết định kiểm tra có thể bị bãi bỏ, hoãn lại, hoặc tạm dừng, hoặc được điều chỉnh nếu có chứng minh rằng số thuế đã khai báo là đúng và số tiền thuế đã nộp là đủ.
Trong trường hợp người nộp thuế vẫn tiếp tục hoạt động kinh doanh và thực hiện kê khai thuế bình thường nhưng không nhận hoặc cố tình tránh khỏi chấp hành quyết định kiểm tra của cơ quan thuế, đoàn kiểm tra sẽ lập biên bản vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 15 của Nghị định 125/2020/NĐ-CP.
Dựa trên biên bản vi phạm hành chính, đoàn kiểm tra sẽ báo cáo cho cơ quan ban hành quyết định kiểm tra để xem xét việc xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp quản lý thuế (nếu có). Đồng thời, các bước liên quan đến thuế sẽ được thực hiện theo quy định tại Điều 14, Điều 15 và Điều 16 của Nghị định 126/2020/NĐ-CP.
Biên bản vi phạm hành chính phải được lập, và trong trường hợp người vi phạm hoặc đại diện của đơn vị vi phạm không có mặt, hoặc cố tình trốn tránh hoặc vì lý do khách quan mà họ không ký vào biên bản, thì biên bản phải có chữ ký của đại diện của chính quyền cấp xã hoặc phường tại nơi vi phạm xảy ra, hoặc ít nhất 1 người chứng kiến xác nhận. Trong trường hợp không có sự xác nhận từ chính quyền hoặc người chứng kiến, lý do cụ thể về tình huống này cần được ghi rõ trong biên bản vi phạm hành chính.
Giai đoạn 2
Quy trình kiểm tra tại trụ sở của người nộp thuế bao gồm các công việc sau:
- Công bố quyết định kiểm tra thuế
- Thực hiện kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế
- Lập biên bản kiểm tra thuế
- Xử lý kết quả kiểm tra tại trụ sở của người nộp thuế
- Ghi nhật ký kiểm tra
- Giám sát đoàn kiểm tra
- Theo dõi, đôn đốc thực hiện kết quả sau kiểm tra
Trong trường hợp người nộp thuế và cơ quan thuế đều có cơ sở dữ liệu và ứng dụng công nghệ thông tin để làm việc theo phương thức giao dịch điện tử và làm việc trực tuyến, thì quá trình kiểm tra có thể được thực hiện thông qua các phương thức này hoặc kết hợp các phương thức làm việc khác nhau, tùy theo tình huống cụ thể.
Theo dõi Bizzi để nhanh chóng nhận thông tin mới nhất:
- Facebook: https://www.facebook.com/bizzivietnam
- Linkedin: https://www.linkedin.com/company/bizzi-vietnam/
- Youtube: https://www.youtube.com/@bizzivietnam