Chi phí chìm là gì?

Chi phí chìm là một bẫy tâm lý có thể khiến doanh nghiệp ra quyết định sai lầm, dẫn đến lãng phí nguồn lực. Để hiểu rõ chi phí chìm là gì và có cách xử lý phù hợp, bài viết dưới đây của Bizzi sẽ cung cấp cho bạn cái nhìn tổng thể và toàn diện nhất.

Định nghĩa chi phí chìm (Sunk Cost)

Chi phí chìm (Sunk Cost) là chi phí đã bỏ ra trong quá khứ và không thể thu hồi. Hay nói cách khác, đây là những khoản tiền đã “chìm” vào quá khứ, không còn ảnh hưởng đến quyết định tương lai, dù doanh nghiệp tiếp tục hay dừng một dự án, hoạt động nào đó.

Tóm lại, chi phí chìm độc lập với các yếu tố trong tương lai.

Ví dụ:

  • Một doanh nghiệp đầu tư 500 triệu để phát triển một phần mềm nhưng sau đó nhận ra sản phẩm không phù hợp với thị trường. Khoản 500 triệu này là chi phí chìm vì dù có tiếp tục phát triển hay không, doanh nghiệp cũng không thể lấy lại số tiền đã chi.
  • Mua máy móc sản xuất nhưng sau một thời gian nhận thấy không hiệu quả. Chi phí mua máy móc này cũng là chi phí chìm.

Đặc điểm của chi phí chìm

  • Không thể thu hồi: Một khi chi phí đã phát sinh, không có cách nào để lấy lại số tiền đó.
  • Không ảnh hưởng tới quyết định tương lai: Về mặt lý thuyết, không nên tính đến chi phí này khi đưa ra các quyết định đầu tư hay kinh doanh vì chúng không thể thay đổi được.
  • Thường bị bỏ qua trong phân tích kinh tế: Trong các phân tích chi phí – lợi nhuận, chi phí chìm thường không được tính đến vì chúng không ảnh hưởng đến dòng tiền tương lai.
  • Đã tiêu tốn trong quá khứ.
  • Không liên quan đến giá trị tương lai.
  • Thường được xem như một loại chi phí cố định: Bởi vì chi phí này không thay đổi dù doanh nghiệp ra quyết định như thế nào. Tuy nhiên, không phải tất cả chi phí cố định đều là chi phí chìm.
  • Không thể kiểm soát hoặc dự đoán trước.
  • Bất kỳ khoản chi nào cũng có thể trở thành chi phí chìm nếu không mang lại kết quả như mong đợi.

Ví dụ về chi phí chìm

  • Mua hàng không thể trả/hoàn tiền: Tiền đã thanh toán cho đôi giày không ưng ý và không thể đổi trả hoặc hoàn tiền.
  • Chi phí nghiên cứu thị trường cho dự án không khả thi: Khoản tiền bỏ ra để nghiên cứu thị trường cho một sản phẩm mới mà sau đó không được sản xuất do nhu cầu thị trường thấp.
  • Chi phí phát triển sản phẩm không thành công: Tiền đầu tư vào nghiên cứu, phát triển và sản xuất một sản phẩm mới nhưng thị trường không chấp nhận.
  • Chi phí xây dựng hoặc mua tài sản không còn sử dụng: Chi phí đã trả cho nhà xưởng, máy móc, công nghệ mà sau đó không còn được sử dụng hoặc bán đi.
  • Chi phí đào tạo nhân viên đã nghỉ việc hoặc không hiệu quả: Tiền đầu tư vào đào tạo nhân viên nhưng họ rời bỏ công ty hoặc không làm việc hiệu quả.
  • Các chi phí quảng cáo không thành công: Tiền chi cho chiến dịch marketing không đạt được kết quả mong đợi.
  • Tiền mua follow trên TikTok không đảm bảo đơn hàng: Chi phí mua lượt theo dõi để đủ điều kiện livestream nhưng không mang lại doanh số.
  • Chi phí nhập hàng tồn kho không bán được: Tiền bỏ ra nhập sản phẩm nhưng không được khách hàng ưa chuộng.
  • Chi phí thiết kế website không hiệu quả: Đầu tư thiết kế website nhưng không thu hút khách hàng và tăng doanh số như kỳ vọng.

Phân biệt chi phí chìm và chi phí cơ hội

– Bản chất:

  • Chi phí chìm: Chi phí đã phát sinh trong quá khứ hoặc là nghĩa vụ thanh toán đã phát sinh và phải cam kết thực hiện.
  • Chi phí cơ hội: Chi phí phát sinh trong tương lai. Là những lợi ích bị mất đi khi lựa chọn một phương án thay thế khác. Là giá trị của cơ hội tốt nhất bị bỏ lỡ khi đưa ra một quyết định.

– Đo lường:

  • Chi phí chìm: Đo lường được bằng tiền một cách chắc chắn.
  • Chi phí cơ hội: Là giá trị ước tính, mang tính tương đối, có thể bao gồm cả các giá trị không bằng tiền. Thường khó định lượng chính xác, chủ yếu dựa trên ước tính và đánh giá về tiềm năng của các phương án khác nhau.

– Trình bày:

  • Chi phí chìm: Được thể hiện bằng các con số ghi nhận theo nguyên tắc kế toán trên các báo cáo tài chính của công ty.
  • Chi phí cơ hội: Không được thể hiện trên Báo cáo tài chính, tuy nhiên có thể thể hiện trên một vài báo cáo quản trị.

– Vai trò trong ra quyết định:

  • Chi phí chìm: Không nên được xem xét khi lựa chọn giữa các phương án để ra quyết định.
  • Chi phí cơ hội: Cần được xem xét đầy đủ trong việc cân nhắc các phương án phục vụ cho việc ra quyết định. Thể hiện những lợi ích bị bỏ qua khi lựa chọn một phương án khác, do đó là yếu tố được xem xét trong quá trình ra quyết định.

Bẫy chi phí chìm (Sunk Cost Fallacy)

Bẫy chi phí chìm là hiện tượng  khi cá nhân hoặc doanh nghiệp tiếp tục đầu tư vào một dự án hoặc quyết định chỉ vì đã bỏ ra khoản chi phí lớn trước đó, mặc dù việc tiếp tục đầu tư có thể không mang lại lợi ích hoặc thậm chí gây thiệt hại thêm. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến dẫn đến sai lầm này:

  • Tâm lý tiếc nuối chi phí đã bỏ ra (Loss Aversion Bias): Tiếc nuối về mặt hiện vật cũng như thời gian đã đầu tư vào phương án cũ, do đó có xu hướng kiên trì.
  • Kỳ vọng về lợi ích đem lại: Vẫn duy trì đầu tư do tin tưởng vào lợi ích trong tương lai của dự án và để chứng minh quyết định ban đầu là đúng đắn.
  • Tâm lý không bao giờ bỏ cuộc hoặc “đâm lao phải theo lao” (Commitment Bias): Khi đã cam kết một quyết định, con người có xu hướng không muốn thay đổi dù biết nó sai. Họ tin rằng chỉ cần cố gắng thêm một chút nữa, mọi thứ sẽ thay đổi.
  • Tâm lý đám đông (Herd Mentality): Tin tưởng vào sự kiên trì sẽ gặt hái được thành công.
  • Áp lực danh tiếng, sĩ diện cá nhân: Không muốn thừa nhận thất bại: Khó lòng từ bỏ những chi phí đã bỏ ra; Sợ mất mặt hoặc nhận sự chỉ trích: Nếu từ bỏ một dự án đã đầu tư nhiều.
  • Không đánh giá lại hiệu suất định kỳ và không nhận thức rõ về chi phí chìm: Tiếp tục đầu tư theo quán tính mà không có phương án dự phòng khác.

Tác động của chi phí chìm đến kinh doanh như thế nào?

– Dễ gây sai lầm trong ra quyết định do tiếp tục đầu tư vào dự án không hiệu quả:

Doanh nghiệp thường có xu hướng “hiệu ứng chi phí chìm” (Sunk Cost Fallacy), nghĩa là tiếp tục đầu tư vào một dự án hoặc sản phẩm dù nó không còn hiệu quả, chỉ vì đã chi quá nhiều tiền cho nó trước đó.

Ví dụ: Một công ty đã đầu tư hàng tỷ đồng vào một dự án nhưng thị trường không đón nhận. Thay vì dừng lại để giảm lỗ, họ tiếp tục đầu tư với hy vọng “gỡ gạc”, dẫn đến lỗ nặng hơn.– Ảnh hưởng đến chiến lược kinh doanh

  • Nếu không nhận diện rõ chi phí chìm, doanh nghiệp có thể duy trì các dự án kém hiệu quả.
  • Có thể bỏ lỡ các cơ hội kinh doanh mới và tiềm năng hơn
  • Các quyết định bị ảnh hưởng bởi chi phí chìm thường không tối ưu.

Ví dụ: Một hãng sản xuất điện thoại đã đầu tư nhiều vào một dòng sản phẩm thất bại nhưng vẫn tiếp tục sản xuất thay vì tập trung phát triển mẫu điện thoại mới theo xu hướng thị trường.

– Làm sai lệch phân bổ ngân sách

  • Doanh nghiệp có thể rơi vào tình trạng “ném tiền vào lửa” thay vì đầu tư vào các dự án tiềm năng hơn.
  • Cách tiếp cận đúng là xem xét chi phí tương lai (future cost) thay vì những gì đã mất trong quá khứ.
  • Dẫn đến thâm hụt vốn và lãng phí tài nguyên nghiêm trọng:
  • Lãng phí tài nguyên: Tiếp tục sử dụng vốn, nhân lực và thời gian vào các dự án không có triển vọng.

Cách để tránh bẫy chi phí chìm hiệu quả

Nhận diện và đánh giá

  • Nhận thức rõ ràng về chi phí chìm: Hiểu rõ khái niệm và công nhận rằng những chi phí đã xảy ra không thể thay đổi. Luôn phân biệt giữa chi phí chìm (đã mất, không thể thay đổi) và chi phí có thể ảnh hưởng đến quyết định trong tương lai.
  • Hiểu rõ chi phí chìm: Xác định rõ khoản chi nào đã bỏ ra và không thể thu hồi, để tránh bị ảnh hưởng khi ra quyết định.
  • Tách biệt quá khứ và tương lai: Hãy đặt câu hỏi: “Nếu chưa đầu tư số tiền này, tôi có tiếp tục dự án không?” Nếu câu trả lời là không, thì nên xem xét dừng lại.
  • Đánh giá lại dự án: Sử dụng các công cụ phân tích để đánh giá lại dự án dựa trên lợi ích và chi phí tương lai, không phải quá khứ.

Đưa ra quyết định dựa trên lợi ích tương lai

  • Xem xét tương lai: Đưa ra quyết định dựa trên tiềm năng và lợi ích trong tương lai thay vì dựa vào những chi phí đã bỏ ra.
  • Cân nhắc tùy chọn thay thế: Xem xét các lựa chọn có tiềm năng tốt hơn nếu một dự án không còn hiệu quả.

Sử dụng dữ liệu và phân tích 

  • Đánh giá dự án dựa trên số liệu tài chính, thị trường, ROI thay vì cảm xúc.
  • Xây dựng bảng đánh giá khách quan để phân tích hiệu suất đầu tư.
  • Đánh giá lại chi phí và lợi ích của một dự án để quyết định có nên tiếp tục đầu tư hay không.
  • Đưa ra quyết định dựa trên thông tin hiện tại: Không dựa vào quá khứ, đánh giá dựa trên tình hình thực tế để đưa ra quyết định tốt nhất cho tương lai.
  • Lập kế hoạch với nhiều kịch bản khác nhau: Chuẩn bị các phương án dự phòng để linh hoạt khi kế hoạch ban đầu gặp trục trặc.
  • Theo dõi kết quả của chiến dịch quảng cáo hoặc kế hoạch bán hàng sát sao: Để có thể cân nhắc thay đổi kịp thời. Sử dụng phần mềm quản lý bán hàng để theo dõi hiệu quả kinh doanh.
  • Phân tích đặc điểm thị trường và khách hàng mục tiêu kỹ càng: Để đưa ra các quyết định kinh doanh phù hợp và tránh lãng phí nguồn lực.

Thiết lập nguyên tắc tài chính rõ ràng

  • Xác định mức lỗ tối đa trước khi bắt đầu dự án để tránh bị cuốn vào “bẫy đầu tư tiếp”.
  • Đánh giá lại định kỳ: Đặt thời gian kiểm tra hiệu suất để quyết định có tiếp tục hay không.
  • Đặt ra giới hạn rõ ràng về mức lỗ chấp nhận được cho mỗi kế hoạch: Nếu một dự án không còn hiệu quả, hãy mạnh dạn từ bỏ thay vì tiếp tục đổ tiền vào với hy vọng “gỡ vốn”.
  • Tập trung vào ROI (Return on Investment): Chỉ tiếp tục đầu tư nếu dự án có lợi tức đầu tư tốt trong tương lai, thay vì bị ảnh hưởng bởi số tiền đã chi trước đó.

Tổng kết

Trên đây là toàn bộ thông tin về chi phí chìm là gì cũng như các tối ưu, đánh giá chi phí chìm để đưa ra những chiến lược phù hợp. Nhìn chung, bẫy chi phí chìm là một trong những sai lầm phổ biến nhưng nguy hiểm của doanh nghiệp và nhà đầu tư. Đừng để tâm lý tiếc nuối khiến bạn mất thêm nhiều hơn! Lời khuyên là doanh nghiệp nên tập trung vào hiệu quả tương lai thay vì những khoản chi trong quá khứ để tối ưu chiến lược kinh doanh. 

Để răng hiệu quả quy trình tài chính doanh nghiệp với quản lý chi phí tinh gọn, hãy đăng ký trải nghiệm ngay công cụ trợ lý đắc lực – Bizzi Expense. Được tín nhiệm và triển khai bởi nhiều doanh nghiệp lớn trong nhiều lĩnh vực như VT Healthcare, kewpie, MASAN Group,… 

bizzi expense quan ly chi phi

Bizzi Expense hỗ trợ doanh nghiệp theo dõi, ghi nhận, báo cáo chi phí và quản lý ngân sách theo thời gian thực với quản lý chi phí tập trung với các tính năng nổi bật:

– Đơn giản hóa quy trình thu thập hóa đơn – tạo lập chi phí

  • Rút gọn thời gian nhận và kiểm tra hóa đơn – khởi tạo chi phí chỉ trong 2 chạm
  • Chủ động báo cáo chi phí hàng loạt giúp tinh gọn quy trình
  • Tự động điều hướng luồng duyệt theo đơn vị, quy chế, phân quyền đã thiết lập

– Phê duyệt chứng từ thuận tiện và minh bạch

  • Kiểm soát chi phí chặt chẽ theo chính sách, ngân sách
  • Hóa đơn và chứng từ đầy đủ, hợp lệ
  • Lập ngân sách theo phòng ban, dự án và danh mục chi tiêu
  • Cảnh báo khi chi phí, đề nghị thanh toán không/có vượt ngân sách

– Kiểm soát chi phí chặt chẽ theo chính sách, ngân sách

  • Hiển thị báo cáo nhanh thông tin chi tiêu, cập nhật về dự chi – thực chi tập trung
  • Dashboard quản lý chi phí trực quan, đa chiều theo thời gian thực trên nhiều nền tảng

Hãy liên hệ ngay với Bizzi để tìm hiểu khả năng số hóa, tự động hóa các nghiệp vụ thu – chi cho doanh nghiệp của bạn!

  • Link đăng ký dùng thử Bộ giải pháp dành cho phòng tài chính hiện đại: https://bizzi.vn/dang-ky-dung-thu/ 
  • Đặt lịch demo: https://bizzi.vn/dat-lich-demo/ 
Trở lại