Theo trang báo Thế giới số
Ngành bán lẻ đang đứng trước ngã rẽ mang tính quyết định khi bối cảnh kinh tế xáo trộn và hành vi người tiêu dùng khó đoán cùng áp lực cạnh tranh gay gắt trong và ngoài nước khiến nhiều doanh nghiệp ngày càng vào thế khó khăn. Vậy làm thế nào để các doanh nghiệp có thể nắm bắt cơ hội và vượt qua những thách thức, sẵn sàng nắm thế chủ động trong cuộc chơi này?
Thách thức và giải pháp của ngành bán lẻ trước xu hướng người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu
Tại sự kiện “Giải mã Tương lai ngành Bán lẻ Việt Nam: Vượt qua ranh giới và Nắm bắt xu hướng mới” do Bizzi Vietnam phối hợp với các đối tác tổ chức ngày 7/8 nhằm mục đích giúp các nhà lãnh đạo ngành bán lẻ cập nhật xu hướng và nắm bắt các giải pháp đột phá trong ngành, đặc biệt khi đây là thời điểm nước rút để lập kế hoạch cho mùa mua sắm cuối năm.
Theo khảo sát về thị trường bán lẻ tại Việt Nam, bà Ngọc Dung, Trưởng nhóm SMB Việt Nam của Nielsen IQ cho biết, trong thời gian gần đây mọi người đều dễ dàng nhận thấy hầu hết mọi thực phẩm tăng giá, với con số lên đến 82%, tức cứ 10 thực phẩm thì có đến 8,2 thực phẩm tăng giá.
Khảo sát của Nielsen cũng cho biết, đa số người tiêu dùng (NTD) vẫn cảm thấy an toàn về mặt tài chính, tuy nhiên vẫn có những lo ngại về tình hình kinh tế không ổn định và mất việc làm. Trong khi nhiều quốc gia ở châu Á – TBD lo ngại nhất về giá thực phẩm thì mối quan tâm hàng đầu của NTD Việt Nam là kinh tế, họ rất cẩn trọng khi xem xét vấn đề tác động của nền kinh tế và có xu hướng thắt chặt chi tiêu và tăng cường tiết kiệm. NTD Việt Nam cũng đang có xu hướng cắt giảm các chi tiêu không thiết yếu.
Nhìn lại ngành FMCG trong Quý 1 năm 2024, mức tăng trưởng vẫn được duy trì, tuy vậy sự tăng trưởng này chủ yếu nhờ mức tăng ngành hàng đặc thù trong Tết, cụ thể chỉ có ngành Thực phẩm thiết yếu và Thuốc lá duy trì được mức tăng trưởng ổn định so với Q1ʼ23.
Khảo sát cũng cho thấy, các kênh phân phối truyền thống (GT) có xu hướng chững lại, chỉ tăng duy nhất trong Q1’2024 nhờ dịp Tết, nhưng kênh phân phối hiện đại (MT) thì vẫn đạt mức tăng trưởng ổn định. Ngoài ra, còn có sự suy giảm giữa các vùng của kênh truyền thống và đã có sự dịch chuyển tiêu dùng sang kênh hiện đại. Ở miền Nam, nhịp độ hoạt động trong Tết của kênh truyền thông cũng chậm hơn so với các miền khác.
Sự nhạy cảm về giá cả đã dẫn đến sự thay đổi trong xu hướng chọn lựa mua sắm, 68% người Việt Nam kiểm tra giá hầu hết các sản phẩm. Bà Ngọc Dung cũng nhấn mạnh, nhu cầu của NTD luôn thay đổi theo thời gian, để thành công, doanh nghiệp cần có ý tưởng tốt (xác định nhu cầu, sự quan tâm), sản phẩm tốt (đảm bảo sản phẩm đạt kỳ vọng của NTD) chương trình khuyến mãi tốt (tìm hiểu mô hình quảng bá được ưa chuộng trên thị trường).
NTD Việt Nam ưu tiên mua sắm Offline cho các sản phẩm Thực phẩm và Đồ uống, trong khi đó ở kênh Online sẽ thuần về các sản phẩm Non-Food và chăm sóc sức khỏe cá nhân. Ngay cả kênh mua sắm Offline cũng có sự thay đổi về lựa chọn mua sắm tại các mô hình cửa hàng, đó là xu hướng giảm mua sắm tại siêu thị lớn, thay vào đó họ tăng chi tiêu tại các Minimarts (siêu thị nhỏ).
Ngày nay NTD cũng quen dần với sự có mặt của các Nhãn hiệu và Sản phẩm mới, tuy nhiên họ không còn háo hức trải nghiệm sản phẩm mới như trước đây, đa phần họ chọn mua sản phẩm yêu thích. Các chương trình khuyến mãi ngày nay ít ảnh hưởng đến thương hiệu và các cửa hàng, bởi NTD thường chỉ quan tâm đến chương trình khuyến mãi với những thương hiệu và cửa hàng mà họ yêu thích.
Chia sẻ từ góc nhìn NTD, Nielsen IQ cho rằng, NTD hiện nay ngày càng cẩn trọng hơn trong vấn đề chi tiêu và ngày càng quan tâm đến các chi tiết của sản phẩm và giá của sản phẩm.
Người tiêu dùng sẵn sàng tìm kiếm các kênh bán hàng với giá ưu đãi, tìm kiếm các deal tốt để đối phó với tình trạng giá sản phẩm ngày càng tăng. Bên cạnh đó, người tiêu dùng rất chú trọng đến yếu tố chất lượng của sản phẩm, đúng tiêu chí “mua đúng giá trị của sản phẩmˮ. Vì vậy các nhãn hàng cần chứng minh giá trị của các sản phẩm đối với người tiêu dùng và thuyết phục họ rằng sản phẩm đó đáng để người tiêu dùng chọn mua.
Với các nhà sản xuất hay các nhà bán lẻ, cần có chiến lược bán hàng hiệu quả, đáp ứng các tiêu chí:
Đúng điểm bán (Xác định các khu vực vàng và cửa hàng có lượng người tiêu dùng tập trung cao nhất), Đúng sản phẩm (Lập kế hoạch phân thiết kế đúng danh mục sản phẩm cho từng khu vực), Đúng mức giá (Lập chiến lược khuyến mãi và giá tốt nhất hàng ngày bằng thông tin chi tiết và mức giá đối chiếu), Đúng hình thức trưng bày (Thúc đẩy các quyết định về việc bán hàng và kệ hàng dựa trên thực tế, lấy người tiêu dùng làm trung tâm), Đúng hoạt động kích cầu (Đo lường hiệu suất tại cửa hàng để điều chỉnh các điều kiện nhằm mang lại lợi tức đầu tư tối đa).
Đại diện đến Oracle, onPoint, Bizzi cũng đã giới thiệu những giải pháp tối ưu hóa chuỗi cung ứng và trực quan hóa góc nhìn quản trị nhằm cải thiện trải nghiệm mua sắm, tăng sự trung thành của khách hàng, tối ưu hóa quản lý đơn hàng và hàng tồn kho, hợp lý hóa quy trình làm việc từ nhiều hệ thống, đồng thời thu hẹp khoảng cách giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng.
Bizzi là một công ty khởi nghiệp Việt Nam thành lập năm 2019, cung cấp các giải pháp tự động hóa ứng dụng công nghệ 4.0 (Robotic process automation, machine learning, AI) cho kế toán và tài chính, giúp tăng năng suất và giảm chi phí cho doanh nghiệp.
Được định hướng phát triển giải pháp toàn diện từ khoản phải trả tới khoản phải thu, Bizzi Vietnam cung cấp phần mềm tự động hóa quy trình thu và chi, giúp tiết kiệm 80% thời gian và 50% chi phí so với thực hiện thủ công. Đến nay công ty có hơn 2.000 khách hàng doanh nghiệp, trong đó có nhiều tập đoàn nội địa, đa quốc gia, và các tổ chức ngân hàng, tài chính, các chuỗi bán lẻ lớn…
Theo dõi Bizzi để nhanh chóng nhận thông tin mới nhất:
- Facebook: https://www.facebook.com/bizzivietnam
- Linkedin: https://www.linkedin.com/company/bizzi-vietnam/
- Youtube: https://www.youtube.com/@bizzivietnam