Báo cáo Xu hướng ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) 2023

Báo cáo thực hiện bởi Clarkston Consulting
Biên soạn: Bizzi Vietnam

Không đáng ngạc nhiên khi giá cả luôn là ưu tiên hàng đầu trong tâm trí người tiêu dùng khi đưa ra quyết định các loại mặt hàng tiêu dùng nhanh (FMCG). Tổng số giỏ hàng và số kệ hàng trống tăng sẽ khiến người tiêu dùng xem xét và quyết định lại hành vi mua sắm của họ, đặc biệt là đối với các sản phẩm được mua thường xuyên như đồ gia dụng.

Độ nhạy cảm về giá cũng tiếp tục định hình hành vi mua hàng, khi giờ đây người tiêu dùng có khả năng chi trả các khoản chi tiêu trong cuộc sống. Hơn nữa, nhiều công ty hàng tiêu dùng đóng gói (CPG) đang theo đuổi những đổi mới liên quan đến mô hình đăng ký, tự động hóa và quản lý xúc tiến thương mại kỹ thuật số (TPM) để tiếp tục tiếp cận người tiêu dùng dù ở bất cứ đâu.

Người tiêu dùng cũng dần trở nên thông thái hơn về các lựa chọn sản phẩm của mình, cũng như quyết định quy cách của nhà sản xuất có phù hợp với giá trị của họ hay không. Với tất cả những yếu tố phức tạp này, chìa khóa thành công vẫn đơn giản đến bất ngờ: đảm bảo nguồn lực và các khoản đầu tư của tổ chức bắt nguồn từ việc đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.

Cùng khám phá 6 xu hướng đang hình thành trong ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) năm 2023 dưới đây:

1. Giá cả vẫn là yếu tố tiên quyết khi người tiêu dùng đối mặt với lạm phát

Người tiêu dùng đang tìm kiếm sự đổi mới khi đối mặt với sự nhạy cảm về giá cả. Họ tìm kiếm giá trị và chất lượng của sản phẩm để gia tăng các quyết định mua hàng của mình, cũng như để điều chỉnh và tối đa hóa ngân sách cá nhân. Danh mục đồ gia dụng là nơi người tiêu dùng quan tâm nhất và họ tự tin rằng mình đang đưa ra các lựa chọn tài chính tốt nhất.

Đương nhiên lạm phát sẽ ảnh hưởng đến cả người tiêu dùng và nhà sản xuất, khi chi phí hàng hóa cao sẽ làm suy giảm đi mức lợi nhuận. Tuy nhiên, mức lợi nhuận eo hẹp này không thể tạo thêm mối lo ngại cho người tiêu dùng.

Do giá cả tăng cao giữa các thương hiệu, người tiêu dùng đang dần hướng đến các sản phẩm có thương hiệu riêng để tận dụng đồng tiền của họ một cách tối đa.

Volume growth for FMCG companies likely to remain subdued this year amid higher prices, tepid rural demand - The Week

Chiến lược đầu tư vào các hệ thống chuỗi cung ứng có thể giảm thiểu tình trạng này và đưa ra những giải pháp hiệu quả hơn. Việc các nhà sản xuất đầu tư phù hợp để đạt được hiệu quả tối đa có thể chuyển giá trị gia tăng trực tiếp đến người tiêu dùng.

“Hơn 80% người tiêu dùng đang lựa chọn
các sản phẩm thương hiệu riêng”

Người tiêu dùng thường lựa chọn sản phẩm dựa vào quan sát và cảm nhận, thời hạn và hiệu quả sử dụng. Các sản phẩm được quảng cáo với chức năng đa dạng sẽ có giá trị cao hơn trong tâm trí người tiêu dùng – đối tượng cần tận dụng đồng tiền của mình một cách tối đa. Không nhất thiết phải thiết kế lại để “tạo ra” một sản phẩm đa năng. Các nhà sản xuất thường có thể khai thác những người có ảnh hưởng và định hình các thông điệp tiếp thị để thu hút nhận thức của người tiêu dùng về cách sử dụng sản phẩm mới.

2. Người tiêu dùng tìm đến các mô hình kinh doanh trực tiếp (DTC) vì sự tiện lợi và tiết kiệm chi phí

Các mô hình kinh doanh trực tiếp (DTC) đang nổi lên nhờ đáp ứng được cả nhu cầu của người tiêu dùng và hiệu quả vận hành. Các mô hình đăng ký thường được dành riêng cho thực phẩm, quần áo, hàng hiệu, nhưng nhiều người tiêu dùng sẽ quan tâm đến việc nhận các sản phẩm gia dụng trực tiếp tại nhà, phù hợp với các thói quen mua hàng tiêu dùng khác của họ.

Đối với người tiêu dùng, các mô hình kinh doanh mang đến sự thuận tiện cho những ai không muốn mua sắm trực tiếp. Điều này cũng mang lại giá trị thực khi bạn có thể linh hoạt nhận hàng gia dụng tại nhà vào thời điểm thích hợp nhất cho mình.

Mô hình kinh doanh này cũng có thể tiếp tục giảm bớt những mối lo ngại của người tiêu dùng liên quan đến giá cả bằng cách tiết kiệm chi phí khi đặt hàng gia dụng với số lượng lớn. Đặc biệt là đối với các sản phẩm không dễ hư hỏng, việc đặt và giao hàng số lượng lớn giúp người tiêu dùng giảm bớt lo lắng về khi thấy các kệ trống trong nhà và tại cửa hàng.

Những mối lo ngại này bắt nguồn từ việc thiếu giấy vệ sinh và xà phòng rửa tay trong thời kỳ đầu bùng phát đại dịch COVID-19, tuy nhiên nó vẫn hiện diện trong bối cảnh khi chuỗi cung gián đoạn. Do đó, việc cung cấp các giải pháp DTC để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng và mang lại giá trị gia tăng sẽ tiếp tục là chìa khóa thành công cho các nhà sản xuất hàng tiêu dùng nhanh vào năm 2023.

3. Tự động hóa để tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động trong ngành hàng tiêu dùng nhanh

Những tiến bộ trong công nghệ sẽ thúc đẩy thêm những lĩnh vực khác mà các công ty nên quan tâm vào năm 2023. Không đáng ngạc nhiên khi công nghệ một lần nữa là yếu tố thiết yếu của xu hướng ngành hàng tiêu dùng, đặc biệt tự động hóa sẽ là chìa khóa quan trọng cho năm tới.

hang tieu dung nhanh tu dong hoa

Tự động hóa yêu cầu tích hợp thông minh giữa tất cả các thiết bị trong mọi giai đoạn sản xuất, cho phép quản lý tồn kho tốt hơn và loại bỏ những sai sót không đáng có của con người. Điều này có thể giúp tiết kiệm chi phí và cung cấp khả năng kiểm soát đối với một hệ thống phức tạp. Ngoài ra, với các báo cáo dữ liệu tự động tận dụng khả năng học hỏi từ trí tuệ nhân tạo và máy móc, các công ty có thể cải thiện kỹ thuật vi tính hóa dựa trên dữ liệu sử dụng thực tế từ dây chuyền sản xuất của mình.

Điều này cũng mang đến lợi ích khi các công ty và nhà sản xuất hàng tiêu dùng phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt lao động, do đó một hệ thống tự động, dựa trên dữ liệu có thể đem lại hiệu quả vận hành chưa từng có.

“Tự động hóa cải thiện trải nghiệm khách hàng lên đến 93%.”

Một doanh nghiệp được kết nối tự động hóa cũng đem đến lợi ích cho trải nghiệm khách hàng. 93% công ty báo cáo rằng tự động hóa có thể giúp khách hàng theo dõi và tương tác với các sản phẩm mà họ đang đặt hàng. Tự động hóa thường thấy trong các giao diện tự phục vụ như theo dõi lô hàng, tuy nhiên các trường hợp sử dụng khác cũng đang xuất hiện trong ngành hàng tiêu dùng nhanh. Có thể kể đến tự động hóa việc tải và dỡ hàng hóa trên xe tải, điều chỉnh sản phẩm theo thời vụ và kiểm đếm tồn kho trong thời gian thực.

4. Số hóa quản lý xúc tiến thương mại sẽ thúc đẩy mấu chốt kinh doanh

Xúc tiến thương mại là một yếu tố thiết yếu để tăng trưởng doanh thu, đặc biệt là trong môi trường lạm phát, tuy nhiên những chương trình khuyến mãi này cần được quản lý tốt để tối đa hóa tiềm năng. Hầu hết các chương trình xúc tiến thương mại được thiết kế tốt nhưng không đạt được kết quả kỳ vọng, thậm chí còn thua lỗ do quản lý kém.

Năm 2020, hơn 70% các công ty hàng tiêu dùng vẫn sử dụng bảng tính để quản lý các hoạt động khuyến mãi và chi phí của mình. Do đó, số hóa quản lý xúc tiến thương mại trong ngành hàng tiêu dùng nhanh sẽ rất quan trọng trong năm 2023.

Số hóa cho phép tối ưu hóa và phân tích tốt hơn, có thể tăng trưởng doanh thu lên 4% và giảm 10% chi phí quảng cáo liên quan đến khuyến mại. Điều này xảy ra thông qua việc đồng bộ hóa khuyến mãi và phân tích thời gian thực để xác định chương trình nào mang lại lợi nhuận. Trong năm 2023, điều này sẽ cho phép các nhà quản lý xác định các yếu tố có thể thúc đẩy thành công cho một chương trình khuyến mãi cụ thể và thu được giá trị của chương trình đó ở quy mô lớn hơn.

Khi xúc tiến thương mại được quản lý hiệu quả bởi kỹ thuật số, chúng ta có thể thực hiện các bước tiếp theo để tăng cường quy trình quản lý xúc tiến thương mại đang diễn ra.

hang tieu dung nhanh

Bước tiếp theo là tận dụng các chương trình khuyến mãi đa kênh, phân tích và có cái nhìn tổng quan về các điểm bán hàng (POS) để xác định địa điểm nào sẽ phù hợp với các phương thức khuyến mãi khác nhau. Khi các công ty ngày càng chú trọng công nghệ và giải pháp mới để tiếp cận khách hàng ở đa kênh, việc nghiên cứu tính hiệu quả và tận dụng dữ liệu để cải thiện hoặc điều chỉnh từng kênh sẽ rất quan trọng.

Số hóa quản lý xúc tiến thương mại cũng cho phép thay đổi và cá nhân hóa giá cả liên tục. Các chương trình khuyến mãi có thể được điều chỉnh cho phù hợp với từng khách hàng, từ đó các công ty có thể dựa trên dữ liệu hồ sơ được tạo về khả năng chịu giá cụ thể của khách hàng để triển khai các hoạt động khuyến mại. Để tối ưu hóa tăng trưởng và tăng doanh thu, các công ty cần tận dụng số hóa quản lý xúc tiến thương mại trong năm tới.

5. Giao hàng tận nơi mang đến sự tiện lợi chưa từng có cho người tiêu dùng

Tiếp tục xu hướng lấy người tiêu dùng làm trung tâm, các công ty cần tập trung vào khai thác tiêu chí định giá của người tiêu dùng để đưa ra quyết định mua hàng. Điểm mấu chốt của tiêu chí này là tiện lợi và đổi mới. Khi phân khúc theo mức thu nhập, người tiêu dùng cũng có những mối quan tâm khác nhau đối với các tiêu chí này. Phân khúc thu nhập thấp và trung bình chú trọng vào sự thoải mái, trong khi phân khúc thu nhập cao coi trọng sự đổi mới, đam mê và chăm sóc bản thân.

41% người tiêu dùng cho biết họ sẵn sàng
chi trả cho chi phí giao hàng tại nhà.”

Trong năm 2023, xu hướng này sẽ được thể hiện một cách thú vị, thông qua việc giao hàng tận nơi các sản phẩm gia dụng từ các cửa hàng tại địa phương hoặc các đối tác giao hàng cá nhân khác. Tương tự như xu hướng mô hình kinh doanh, việc giao hàng tại nhà có thể đánh vào tâm lý người tiêu dùng và các tiêu chí mua hàng của họ. Ưu đãi này hướng đến các cá nhân hoặc hộ gia đình có thu nhập từ trung bình đến cao, với sức mua lớn, có thể chi trả cho chi phí giao hàng tại nhà.

Cái giá cho sự xa xỉ này cũng ở một ngưỡng nhất định, khi 41% người tiêu dùng cho biết họ sẵn sàng chi trả cho chi phí giao hàng tại nhà.

Everything You Need to know about Hyperlocal Business Model

Để bắt đầu khai thác các tiêu chí mua hàng của người tiêu dùng, việc thấu hiểu những giá trị được đánh giá cao trong những quyết định mua hàng của họ là vô cùng quan trọng. Tiếp theo, các công ty cần đồng bộ sản phẩm và dịch vụ với những giá trị tương ứng, đặc biệt là sự tiện lợi, đổi mới để có thể đáp ứng nhu cầu khách hàng.

6. Các tiêu chí mua hàng của người tiêu dùng sẽ ảnh hưởng đến trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp hơn bao giờ hết

Người tiêu dùng đang dần trở nên thông thái hơn, họ tiếp tục xem xét việc chi tiêu của mình có xứng đáng với đạo đức của các công ty mà họ mua hàng hay không. Điều này có nghĩa là các nhà sản xuất nên ý thức được quy trình kinh doanh, sản phẩm và chiến lược marketing đại diện cho thương hiệu như thế nào. Tiêu chí phù hợp với nhóm khách hàng mục tiêu có thể khuyến khích và dự đoán các mô hình chi tiêu.

Một yếu tố quan trọng khác là tiềm năng về tính trung thành đối với thương hiệu được tăng cao. Tương quan giữa sản phẩm và tiêu chí mua hàng dựa trên giá trị của người tiêu dùng có thể thúc đẩy lòng trung thành đối với một sản phẩm. Điều này sẽ vô cùng quan trọng vào thời điểm người tiêu dùng nhanh chóng chuyển sang thương hiệu khác với mức giá thấp hơn.

Một yếu tố quan trọng trong đạo đức kinh doanh là không ngừng tập trung vào giá trị bền vững đối với môi trường và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR). Người tiêu dùng sẽ giảm thiểu tác động của họ đối với môi trường thông qua việc mua sắm, điều đó được minh chứng bởi 85% người tiêu dùng toàn cầu đã thay đổi hành vi mua sắm để hướng tới các hoạt động bền vững.

FMCG Company's CSR Ranking - Ejoykart

Trong năm 2023 và tương lai, việc chú trọng vào trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp có thể tạo ra các cơ hội kinh doanh mới trong ngành hàng tiêu dùng nhanh. Giảm thiểu lượng rác sản phẩm, sử dụng bao bì tái chế và tìm cách sử dụng mới các sản phẩm hiện có là những cách công ty có thể làm nổi bật tính bền vững.

Một ý tưởng mới nổi khác được ra đời trong ngành công nghiệp thực phẩm, trong đó các sản phẩm “không đúng chuẩn” sẽ được tìm kiếm, đóng gói và giao đến những người tiêu dùng muốn giảm thiểu việc lãng phí thực phẩm khi mua sản phẩm tươi sống. Ý tưởng này có thể được áp dụng với các sản phẩm gia dụng, tạo ra một thị trường tiềm năng cho các mặt hàng được bán cho người tiêu dùng với thông số kỹ thuật sai hoặc các lỗi bao bì đơn giản.

85% người tiêu dùng toàn cầu đã thay đổi hành vi mua sắm
để hướng tới các hoạt động bền vững.”

Các công ty trong ngành hàng tiêu dùng nhanh cần quyết định chiều hướng kinh doanh dựa trên áp lực bên ngoài của lạm phát, sự phát triển của công nghệ tự động hóa và tiêu chí mua hàng của người tiêu dùng dựa vào giá trị. Trong ngành công nghiệp không ngừng cạnh tranh và liên tục thay đổi này, các công ty cần tập trung vào người tiêu dùng và có chiến lược trong nỗ lực cung cấp các sản phẩm sáng tạo, giá cả phải chăng.

>> Xem thêm Xu hướng thanh toán tương lai của doanh nghiệp

Đặc biệt, với mong muốn đồng hành và hỗ trợ các doanh nghiệp FMCG trong hành trình tư động hóa hoạt động kế toán – tài chính, Bizzi tổ chức chương trình webinar với chủ đề: Triển khai số hóa quản lý chi phí cho doanh nghiệp FMCG. 

Thông tin chương trình: 

◾️Thời gian: 9:00 – 10:30 ngày 19/5/2023 (Thứ 6).
◾️Địa điểm: Văn phòng Bizzi | Tòa Edu House, SH 4-5-6 Saritown, Đ. Số 5, KĐT Sala, Quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh.
◾️Chuyên gia: Mr. Nguyễn Thái Huy – Senior Consultant Bizzi Việt Nam với nhiều kinh nghiệm triển khai tự động hóa thành công cho phòng kế toán các công ty Mondelez, P&G, Mars, Phạm Nguyên, Marico, Sabeco,…
◾️Toàn bộ tài liệu buổi hội thảo sẽ được tổng hợp thành Ebook Số hóa quản lý chi phí cho doanh nghiệp FMCG.

>> Đăng ký tham dự tại: https://signup.bizzi.vn/sohoaquanlychiphi_fmcg

Trở lại