Ngày 24/06/2023, Cơ quan Thuế đưa ra văn bản danh sách 524 doanh nghiệp cần giám sát rủi ro trong sử dụng hóa đơn. Loạt doanh nghiệp này tập trung tại 2 địa bàn là TP Hồ Chí Minh và Hà Nội.
Tổng cục Thuế công bố 524 doanh nghiệp rủi ro về hóa đơn GTGT
Ngày 16/5/2023, Tổng cục Thuế ban hành Công văn 1798/TCT-TTKT năm 2023 về rà soát, xử lý hóa đơn không hợp pháp. Theo đó, Tổng cục Thuế yêu cầu tiếp tục rà soát, thực hiện theo hướng dẫn, chỉ đạo tại Công văn 129/TCT-TTKT năm 2022, Công văn 133/TCT-TTKT năm 2022 để kịp thời báo cáo đầy đủ các nội dung theo đúng quy định.
Cụ thể, Tổng cục Thuế yêu cầu các Cục Thuế tập trung vào việc rà soát các hóa đơn xuất bán ra của 524 doanh nghiệp.
DANH SÁCH 524 DOANH NGHIỆP RỦI RO VỀ THUẾ
Công văn gồm các Phụ lục đính kèm với nội dung như sau:
- Phụ lục số 1: Công bố danh sách 524 doanh nghiệp rủi ro về hóa đơn GTGT.
- Phụ lục số 2: Bảng kê hóa đơn sử dụng của 524 doanh nghiệp đã kê khai thuế GTGT, thuế TNDN.
- Phụ lục số 3: Bảng tổng hợp kết quả rà soát, xử lý về thuế đối với việc sử dụng hóa đơn của 524 doanh nghiệp.
- 524 doanh nghiệp bị cơ quan thuế đưa vào tầm ngắm gian lận hoá đơn
>> Xem thêm: Xử lý như thế nào khi gặp hóa đơn mua vào của doanh nghiệp bỏ trốn?
Để rà soát, xử lý thuế đối với các hành vi mua, bán hóa đơn trái pháp luật, Tổng cục Thuế yêu cầu các Cục Thuế thực hiện:
(1) Tiếp tục rà soát, thực hiện theo hướng dẫn, chỉ đạo của Tổng cục Thuế tại Công văn 129/TCT-TTKT ngày 9/11/2022, Công văn 133/TCT-TTKT ngày 23/11/2022 để kịp thời báo cáo đầy đủ các nội dung về Tổng cục Thuế theo đúng quy định.
(2) Ngoài ra, các Cục Thuế tập trung vào việc rà soát các hóa đơn xuất bán ra của 524 doanh nghiệp nêu trên.
– Trường hợp phát hiện doanh nghiệp thuộc cơ quan thuế quản lý đã sử dụng hóa đơn của doanh nghiệp trong số 524 doanh nghiệp thì yêu cầu doanh nghiệp giải trình làm rõ việc sử dụng hóa đơn để khấu trừ thuế GTGT/hoàn thuế GTGT, tính vào chi phí tính thuế TNDN, hợp thức hàng hóa mua trôi nổi, buôn lậu.
Đề nghị Cục Thuế căn cứ hành vi vi phạm thực tế và quy định tại các văn bản pháp luật để kịp thời xử lý về thuế theo đúng quy định hoặc củng cố hồ sơ, chuyển cơ quan Công an đề nghị xử lý theo quy định pháp luật.
– Cục Thuế trực tiếp quản lý thuế đối với doanh nghiệp thuộc danh sách 524 doanh nghiệp tiến hành rà soát, nếu phát hiện doanh nghiệp có xuất hóa đơn bán ra cho doanh nghiệp ở địa phương khác đã phát hành trong năm 2020, năm 2021, năm 2022, không có trong dữ liệu hóa đơn điện tử của Tổng cục Thuế thì kịp thời có văn bản thông báo gửi đến cơ quan thuế liên quan, tiến hành nhập thông tin lên ứng dụng xác minh hóa đơn để phối hợp, đối chiếu, rà soát, xử lý theo quy định.
Báo cáo kết quả rà soát, xử lý vi phạm về thuế, hóa đơn tổng hợp theo Phụ lục số 2, Phụ lục số 3 đính kèm Công văn 1798/TCT-TTKT năm 2023 gửi bản giấy về Tổng cục trước ngày 30/6/2023.
Theo Thư viện Pháp luật
Bizzi hỗ trợ rà soát hóa đơn xuất bởi 524 doanh nghiệp rủi ro
Nhằm đồng hành và hỗ trợ khách hàng đang sử dụng dịch vụ của Bizzi giảm thiểu các rủi ro, Quý Khách hàng có nhu cầu rà soát danh sách hóa đơn được phát hành thuộc 524 doanh nghiệp trên xin vui lòng gửi thông tin yêu cầu cho đội ngũ chăm sóc khách hàng của Bizzi:
Ứng dụng công nghệ tiên tiến, phần mềm tự động xử lý hóa đơn đầu vào (IPA) của Bizzi hỗ trợ doanh nghiệp Tự động kiểm tra trạng thái và đồng bộ hóa đơn với hệ thống của Tổng cục Thuế, nhanh chóng phát hiện hóa đơn sai và gửi cảnh báo kịp thời giúp doanh nghiệp đảm bảo tính hợp lệ hợp pháp của hóa đơn. Phần mềm xử lý nhanh chóng chỉ 10s/mỗi hóa đơn với có khả năng lưu trữ hoá đơn khoa học, an toàn, bảo mật với thời gian lên đến 10 năm.
Phần mềm tự động xử lý hóa đơn đầu vào Bizzi IPA
Bên cạnh đó, phần mềm còn hỗ trợ doanh nghiệp đồng bộ dữ liệu đơn đặt hàng và phiếu nhập kho từ phần mềm kế toán/ hệ thống ERP sang Bizzi và hỗ trợ hạch toán cho các hệ thống kế toán. Toàn bộ hóa đơn được lưu trữ và quản lý tập trung trên một hệ thống hỗ trợ tìm kiếm dễ dàng. Bên cạnh đó, hệ thống hỗ trợ tự động trích xuất dữ liệu hóa đơn theo file excel chuẩn định dạng từng loại phần mềm kế toán.
Theo thống kê của Bizzi cho biết trung bình một doanh nghiệp sẽ tốn từ 5.000 đồng đến 8.000 đồng/hóa đơn nếu làm thủ công. Nếu doanh nghiệp dùng giải pháp chuyển đổi số cho kế toán của Bizzi chi phí này chỉ còn khoảng 1.000 đồng/hóa đơn, Bizzi tiết kiệm ít nhất 50% chi phí cho doanh nghiệp, tức là chỉ cần từ 1 – 2 nhân viên để xử lý.
Với Bizzi bot mức độ rủi ro được giảm thiểu đến mức thấp nhất với độ chính xác gần như là tuyệt đối 99,9%. Bizzi một trong số ít phần mềm trên thị trường có thể kiểm tra được tính hợp lý, hợp lệ về chữ ký số, chứng thư số.
Bên cạnh đó, những đầu việc cần 2-3 người xử lý thì nay chỉ cần Bizzi có thể cân cả phòng kế toán với năng suất làm việc 24/7/365 mà không cần thời gian nghỉ ngơi. Do đó, có thể nói rằng Bizzi góp phần giảm tải áp lực công việc cho nhân viên kế toán nếu như trước đây doanh nghiệp thường cần 2-3 nhân sự để thực hiện các công việc lặp đi lặp lại. Giờ đây chỉ cần Bizzi và 1 nhân sự là đã có thể xử lý được các công việc với hiệu suất cao hơn.
Hiện nay, Bizzi đã và đang được tin tưởng sử dụng bởi +1200 doanh nghiệp, tập đoàn lớn như Tiki, GS25, Circle K, PNJ, P&G, VNG, Grab, Ikea, Sabeco, Pharmacity,…
Theo dõi Bizzi để nhanh chóng nhận thông tin mới nhất: