Xử lý như thế nào khi gặp hóa đơn mua vào của doanh nghiệp bỏ trốn?

Chắc hẳn bạn đã từng nghe đến việc một số doanh nghiệp gặp vấn đề về mua bán hóa đơn của các doanh nghiệp bỏ trốn hoặc có dấu hiệu mua bán hóa đơn bất hợp pháp. Vậy nên xử lý như thế nào trong những tình huống này? Bài viết này, Bizzi xin đưa ra một số thông tin và trích các văn bản quy định về vấn đề đó để các bạn có thể tham khảo.

Lưu ý: Bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, không phải ý kiến tư vấn cụ thể cho bất cứ trường hợp nào.

Xử lý hóa đơn bất hợp pháp và doanh nghiệp bỏ trốn

Thế nào là hành vi sử dụng hóa đơn bất hợp pháp?

Sử dụng hóa đơn bất hợp pháp là việc sử dụng một trong các loại hóa đơn:
(1) Hóa đơn giả là hóa đơn được in hoặc khởi tạo theo mẫu hóa đơn đã được phát hành của tổ chức, cá nhân khác hoặc in, khởi tạo trùng số của cùng một ký hiệu hóa đơn.
(2) Hóa đơn chưa có giá trị sử dụng là hóa đơn đã được tạo theo hướng dẫn nhưng chưa hoàn thành việc thông báo phát hành.
(3) Hóa đơn hết giá trị sử dụng là hóa đơn đã làm đủ thủ tục phát hành nhưng tổ chức, cá nhân phát hành thông báo không tiếp tục sử dụng nữa; các loại hóa đơn bị mất sau khi đã thông báo phát hành được tổ chức, cá nhân phát hành báo mất với cơ quan thuế quản lý trực tiếp; hóa đơn của các tổ chức, cá nhân đã ngừng sử dụng mã số thuế (còn gọi là đóng mã số thuế).

Như vậy, sử dụng hóa đơn của các doanh nghiệp bỏ địa chỉ kinh doanh, doanh nghiệp bỏ trốn là một trong các trường hợp có thể bị kết luận là sử dụng hóa đơn bất hợp pháp. Mức phạt đối với hành vi sử dụng hóa đơn bất hợp pháp là từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng (Trung bình là 35 triệu đồng).

>> Xem thêm:  Cập nhật 2023: Mọi thứ bạn nên biết về quy trình xử lý hóa đơn

Nguyên tắc xử lý khi gặp hóa đơn mua vào của doanh nghiệp bỏ trốn?

Do không có hướng dẫn pháp lý cụ thể cho vấn đề này, vì vậy hiện nay việc xử lý hóa đơn của doanh nghiệp bỏ trốn khác nhau trong những tình huống khác nhau. Tuy nhiên, trên tinh thần hướng dẫn của các công văn của Bộ Tài chính là thông qua việc kiểm tra hồ sơ chi tiết và quan hệ logic giữa các nghiệp vụ để xem giao dịch mua bán liệu có thật không để đưa ra kết luận.

Theo hướng dẫn của Bộ Tài chính, nội dung này được quy định tại công văn số 13706/BTC-TCT và công văn số 1179/BTC-TCT ngày 22 tháng 07 năm 2014.

Trường hợp 1: Doanh nghiệp chưa kê khai khấu trừ thuế GTGT

1. Cơ quan thuế

  • Thông báo cho doanh nghiệp bằng văn bản để tạm dừng kê khai khấu trừ thuế GTGT đối với các hóa đơn vi phạm pháp luật.

2. Doanh nghiệp

  • Chỉ được thực hiện kê khai khấu trừ thuế GTGT đầu vào cho các hóa đơn không vi phạm pháp luật.
  • Với những hóa đơn từ doanh nghiệp bỏ trốn, doanh nghiệp tạm dừng kê khai khấu trừ thuế GTGT, chờ kết quản chính thức cơ quan có thẩm quyền.

Trường hợp 2: Doanh nghiệp đã kê khai khấu trừ thuế GTGT hoặc doanh nghiệp đã được hoàn thuế

1. Cơ quan thuế

  • Thông báo để doanh nghiệp kê khai điều chỉnh và giảm số thuế giá trị gia tăng đã khấu trừ.
  • Thanh tra, kiểm tra lại để kết luận và xử lý vi phạm, xác minh một số nội dung(*)
  • Trường hợp phát hiện có dấu hiệu tội phạm thì gửi hồ sơ cho cơ quan điều tra liên quan.

2. Doanh nghiệp

  • Kê khai điều chỉnh giảm số thuế giá trị gia tăng đã khấu trừ.
  • Cam kết việc mua bán hàng hóa và hóa đơn đầu vào là đúng quy định và vẫn được kê khai hóa đơn. Doanh nghiệp phải cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu có phát sinh sai phạm. Cơ quan thuế sẽ tiến hành thanh tra và kiểm tra để xác minh và xử lý vi phạm.

Trường hợp 3: Doanh nghiệp chưa được giải quyết hoàn thuế

1. Cơ quan thuế

  • Đề nghị tạm dừng hoàn thuế đối với những hồ sơ đang chờ giải quyết có hóa đơn có dấu hiệu vi phạm.
  • Đối với các hóa đơn không thuộc diện có dấu hiệu vi phạm được thực hiện khấu trừ, hoàn thuế bình thường.

2. Doanh nghiệp

  • Tuân thủ quyết định của cơ quan thuế.
Cần lưu ý rằng việc tạm dừng chỉ áp dụng cho các hóa đơn vi phạm, các hóa đơn không vi phạm vẫn được khấu trừ và hoàn thuế kịp thời.

hoa don bat hop phap

Trường hợp 4: Phát hiện vi phạm nghiêm trọng và tội phạm

1. Cơ quan thuế

  • Cơ quan thuế sẽ chuyển hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền để điều tra, truy cứu trách nhiệm hình sự.

2. Doanh nghiệp

  • Nếu sử dụng hóa đơn của các doanh nghiệp trung gian có dấu hiệu vi phạm, cơ quan thuế sẽ thông báo để doanh nghiệp tự kê khai điều chỉnh thuế giá trị gia tăng.

Ngoài ra, theo hướng dẫn tại Điểm 2.2 Công văn số 7333/BTC-TCT ngày 24/06/2008, Trường hợp cơ sở kinh doanh sử dụng hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ của cơ sở kinh doanh bỏ trốn để kê khai khấu trừ thuế GTGT, tính vào chi phí khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN mà thời điểm mua hàng hóa, dịch vụ phát sinh trước ngày xác định cơ sở kinh doanh bỏ trốn theo thông báo của cơ quan thuế và cơ quan thuế hoặc các cơ quan chức năng khác chưa đủ căn cứ để kết luận đó là hóa đơn bất hợp pháp thì cơ quan thuế phải thực hiện kiểm tra xác định đúng có hàng hóa, dịch vụ mua vào và yêu cầu cơ sở kinh doanh chứng minh và chịu trách nhiệm trước pháp luật việc mua bán là có thật, có hợp đồng mua bán, văn bản chứng từ thanh lý hợp đồng (nếu có), phiếu xuất kho, phiếu nhập kho, chứng từ thanh toán tiền; hàng hóa, dịch vụ mua vào của cơ sở bỏ trốn được sử dụng để phục vụ hoạt động kinh doanh đã bán ra và đã kê khai thuế, có hạch toán kế toán đầy đủ, đúng quy định thì cơ sở kinh doanh được khấu trừ thuế GTGT đầu vào theo hóa đơn mua hàng đó và tính vào chi phí khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.

Trên đây là những thông tin về cách xử lý hóa đơn bất hợp pháp từ những doanh nghiệp bỏ trốn, hy vọng sẽ hữu ích với các bạn.

Theo dõi Bizzi để nhanh chóng nhận thông tin mới nhất:

Trở lại