CFO cần biết gì về ChatGPT?

Dù chỉ mới ra mắt công chúng từ tháng 11/2022, nhưng ChatGPT đã và đang nhanh chóng phát triển trở thành một cơn sốt, thu hút sự quan tâm của các CEO, CFO trên toàn thế giới. Sự quan tâm ngày càng tăng đối với ChatGPT của OpenAI đã tạo ra một cuộc bàn luận sôi nổi công khai về AI và vai trò của AI trong thế giới hiện nay, đặc biệt là Generative AI. 

CFO cần biết gì về ChatGPT?
CFO cần biết gì về ChatGPT?

Generative AI là gì?

Generative AI là một hệ thống trí tuệ nhân tạo, tạo ra các nội dung mới như văn bản, hình ảnh, âm thanh dựa trên những mẫu đã học được từ dữ liệu sẵn có. Mục tiêu của Generative AI là tạo ra các nội dung mới và nguyên bản tương tự hoặc được lấy cảm hứng từ các dữ liệu hiện có mà không chỉ sao chép nó. Những đột phá mới gần đây trong lĩnh vực này có khả năng sẽ làm thay đổi mạnh mẽ cách chúng ta tiếp cận việc tạo ra nội dung. 

Điều này đạt được thông qua việc sử dụng các generative model thường được huấn luyện bằng các kỹ thuật deep learning, chẳng hạn như Generative Adversarial Networks (GANs) – công nghệ hướng tới việc sinh ra dữ liệu mới sau quá trình học  hoặc bộ mã hóa tự động biến đổi Variational Auto Encoders (VAEs). VAE là phiên bản đã được nâng cấp của bộ mã hóa Auto Encoder, giúp tự động lựa chọn đặc trưng một cách chính xác thông qua quá trình học không giám sát. Để sử dụng Generative AI một cách hiệu quả, bạn vẫn cần có sự tham gia của con người cả ở giai đoạn đầu và giai đoạn cuối của quy trình. 

Mọi phương tiện kỹ thuật số đều có thể ứng dụng Generative AI, theo bà Nina Schick – cố vấn, diễn giả và nhà lãnh đạo tư tưởng về trí tuệ nhân tạo cho biết: “Vào năm 2025, phần lớn 90% nội dung trực tuyến sẽ được tạo ra bởi AI, công nghệ này sẽ phát triển chóng mặt theo cấp số nhân”.

“Mọi người sẽ bắt đầu chứng kiến nhiều công ty AI sáng tạo hơn có ứng dụng phổ biến trong nhiều ngành vào năm 2023.” – bà Nina Schick cho biết thêm. 

Một cuộc khảo sát năm 2022 của McKinsey cho thấy việc áp dụng AI đã tăng hơn gấp đôi trong năm năm qua và đầu tư vào AI đang tăng lên nhanh chóng. Rõ ràng là các công cụ Generative AI tổng quát như ChatGPT và DALL-E (một công cụ dành cho nghệ thuật do AI tạo ra) có khả năng thay đổi cách thức thực hiện một loạt công việc. 

Có thể nói rằng, Generative AI đang cạnh tranh với các công ty công nghệ lớn như Google, Microsoft,.. Chúng ta có thể thấy sự phát triển lớn trong các dự án thuộc nhiều lĩnh vực như truyền thông, giả lập thực tế, tìm kiếm và tự động hóa. 

ChatGPT là gì? Hoạt động thế nào?

ChatGPT – Chat Generative Pre-training Transformer là một công cụ xử lý ngôn ngữ tự nhiên được điều khiển bởi AI đang nhận được rất nhiều sự chú ý của đông đảo mọi người. Đây là một chatbot miễn phí có thể tạo ra câu trả lời cho hầu hết mọi câu hỏi mà nó được hỏi. Chatbot này hỗ trợ bạn thực hiện các tác vụ như soạn email, viết luận văn và cả viết code…

Về cốt lõi, ChatGPT là một mô hình ngôn ngữ lớn, sử dụng các thuật toán để phân tích khối lượng lớn văn bản, được lấy từ internet để đáp ứng yêu cầu của người dùng bằng ngôn ngữ và cách hành văn nghe có vẻ giống con người. 

ChatGPT là gì? Hoạt động thế nào?
ChatGPT là gì? Hoạt động thế nào?

ChatGPT được OpenAI phát triển và phát hành để thử nghiệm rộng rãi từ tháng 11/2022, nó được đánh giá là Chatbot tốt nhất từ trước đến nay và được phổ biến rộng rãi. ChatGPT hoạt động bằng cách sử dụng các thuật toán học sâu deep learning và mạng nơ-ron nhân tạo neural networks. Mô hình đã được đào tạo trên một kho dữ liệu văn bản lớn, cho phép mô hình tạo văn bản giống con người dựa trên thông tin đầu vào do người dùng cung cấp.

Các người dùng đã nhanh chóng đăng tải các ví dụ mà chatbot này tạo ra về các bài tiểu luận đại học, bài thơ hay thậm chí là những câu chuyện hài hước. Còn những người khác trong số rất nhiều người đang kiếm sống bằng cách sáng tạo nội dung, viết quảng cáo đến các giáo sư được thuê, có vẻ họ đang run sợ. ChatGPT đã vượt mốc 10 triệu người dùng hằng ngày chỉ sau 40 ngày ra mắt chính thức, phá vỡ mọi kỷ lục trước đó. 

Tờ The New York Times đã cho ChatGPT danh hiệu “chatbot trí tuệ nhân tạo tốt nhất được phát hành ra quảng đại quần chúng”. Trong khi đó, The Guardian đánh giá nó có thể tạo văn bản “chi tiết một cách ấn tượng” và “giống con người”. 

Khi các ông lớn đang chạy đua để quảng báo công nghệ mới này cho khán giả toàn cầu, thì cũng có những tác động xã hội sâu rộng tiềm ẩn cần xem xét. AI có khả năng được sử dụng một cách có chủ ý để tạo ra một lượng lớn những thông tin sai lệch. Tuy nhiên, khi AI tiếp tục được cải thiện và nâng cấp, ngày càng nhiều công việc sẽ bị đe dọa bởi sự tự động hóa. 

Những người tạo ra ChatGPT cũng thừa nhận những thiếu sót. ChatGPT đôi khi sẽ có những câu trả lời nghe có vẻ hợp lý nhưng vô nghĩa và không chính xác. Bởi vì trong quá trình đào tạo AI, “hiện tại không có nguồn gốc của sự thật” (there’s currently no source of truth). OpenAI cho biết thêm, việc sử dụng con người để huấn luyện nó trực tiếp thay vì để nó tự học – một phương pháp được gọi là học có giám sát – sẽ không hiệu quả vì hệ thống thường tìm ra “câu trả lời lý tưởng” tốt hơn so với con người. 

Xem thêm: Những hạn chế của ChatGPT

ChatGPT đôi khi sẽ có những câu trả lời nghe có vẻ hợp lý nhưng vô nghĩa và không chính xác
ChatGPT đôi khi sẽ có những câu trả lời nghe có vẻ hợp lý nhưng vô nghĩa và không chính xác

Ứng dụng ChatGPT vào quản lý tài chính – kế toán.

Trong tương lai, ChatGPT với mô hình ngôn ngữ GPT-3 của OpenAI có nhiều khả năng có thể được áp dụng cho quản lý tài chính và kế toán theo nhiều cách khác nhau: 

  • Phân tích và báo cáo tài chính: ChatGPT có thể được sử dụng để tự động tạo các báo cáo tài chính, chẳng hạn như bảng cân đối kế toán, báo cáo thu nhập,.. Giúp giảm khả năng xảy ra lỗi trong quá trình nhập và tính toán dữ liệu thủ công. Nó cũng có thể được sử dụng để phân tích dữ liệu tài chính và tạo ra những hiểu biết sâu sắc có thể giúp cung cấp thông tin cho quá trình ra quyết định.
  • Tư vấn về thuế: ChatGPT có thể được sử dụng để đưa ra lời khuyên về luật và quy tắc thuế, hỗ trợ kế toán trong các tình huống khó về thuế. Điều này yêu cầu bạn phải tạo ra các giải thích về luật thuế và đưa ra những đề xuất về cách tuân thủ yêu cầu. 
  • Tự động hóa công việc thường ngày: ChatGPT có thể được sử dụng để tự động hóa các công việc thông thường như nhập dữ liệu, giúp các kế toán viên có thể tập trung vào các nhiệm vụ khó khăn và có giá trị hơn. Điều này có thể tăng năng suất và giải phóng các kế toán để tập trung vào các công việc đòi hỏi chuyên môn sâu hơn.
  • Tư vấn dựa trên phân tích dữ liệu: ChatGPT được sử dụng để đưa ra lời khuyên cho kế toán viên dựa trên phân tích dữ liệu, chẳng hạn như xác định các lĩnh vực rủi ro tài chính hoặc cơ hội tiết kiệm chi phí. Điều này có thể hỗ trợ các kế toán viên đưa ra những đánh giá tốt hơn và phát hiện ra các vấn đề tiềm ẩn.
  • Lập hóa đơn: ChatGPT có thể được sử dụng để tự động hóa quá trình tạo và xử lý hóa đơn hóa đơn tự động, giảm nguy cơ xảy ra lỗi và cải thiện tốc độ cũng như độ chính xác của quy trình.
  • Đánh giá tình hình tài chính của công ty: Các chuyên gia kế toán có thể đánh giá hiệu suất tài chính của một công ty và phát hiện ra các lĩnh vực cần cải thiện bằng cách sử dụng ChatGPT để phân tích dữ liệu tài chínhPhân tích dữ liệu thị trường tài chính 
  • Tự động hóa dịch vụ khách hàng: ChatGPT có thể được sử dụng để tự động hóa các tác vụ dịch vụ khách hàng, chẳng hạn như trả lời các câu hỏi thường gặp về các sản phẩm, dịch vụ và quy trình tài chính. Điều này có thể giúp cải thiện trải nghiệm của khách hàng và giảm khối lượng công việc của các đại diện dịch vụ khách hàng.

Tuy nhiên hiện nay, ChatGPT cũng đang tồn tại một vài hạn chế, do đó CFO cần cân nhắc kỹ lưỡng bởi các thông tin và dữ liệu mà ChatGPT cung cấp. 

Nhìn chung, việc sử dụng ChatGPT trong quản lý tài chính và kế toán có thể giúp cải thiện hiệu quả, giảm sai sót và cung cấp thông tin chi tiết có giá trị để cung cấp thông tin cho quá trình ra quyết định. Nó đang có tác động đáng kể đến ngày kế toán, giúp tự động hóa các tác vụ, phân tích một lượng lớn các dữ liệu và đưa ra dự đoán về hiệu suất tài chính trong tương lai.

Mặc dù AI không thể thay thể kế toán nhưng nó là một công cụ có giá trị có thể hỗ trợ họ trong công việc. Điều quan trọng là AI không phải sự thay thế cho khả năng phán đoán và chuyên môn của con người, do đó con người vẫn sẽ cần sử dụng tư duy phản biện và kỹ năng giải quyết vấn đề của mình để đưa ra quyết định sáng suốt.

Theo dõi Bizzi để nhanh chóng nhận thông tin mới nhất:

Trở lại