Hướng dẫn mới nhất về xuất hóa đơn khuyến mãi giảm giá hàng bán từ Cơ quan Thuế 

Khuyến mãi là một trong những hình thức thúc đẩy tiêu dùng phổ biến của các doanh nghiệp. Để đảm bảo tính hợp pháp của các chương trình khuyến mãi, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 78/2021/TT-BTC hướng dẫn về việc xuất hóa đơn khuyến mãi giảm giá hàng bán.

Bài viết này sẽ cung cấp những thông tin cần thiết về quy định mới nhất của cơ quan thuế về việc xuất hóa đơn khuyến mãi giảm giá hàng bán, giúp doanh nghiệp thực hiện đúng quy định và tránh những rủi ro phát sinh.

Hãy cùng Bizzi tìm hiểu nhé!

Hướng dẫn mới nhất về xuất hóa đơn khuyến mãi giảm giá hàng bán

Trước những vướng mắc về quy định khi xuất hóa đơn khuyến mãi giảm giá hàng bán, Cục thuế Hà Nội đã có Công văn 74722/CTHN-TTHT năm 2023 nêu quan điểm như sau:

Khi lập hóa đơn điện tử điều chỉnh hóa đơn điện tử đã lập có sai sót thì thực hiện theo hướng dẫn tại điểm b khoản 2 Điều 19 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, đối với nội dung về giá trị trên hóa đơn có sai sót thì: điều chỉnh tăng (ghi dấu dương), điều chỉnh giảm (ghi dấu âm) đúng với thực tế điều chỉnh theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư 78/2021/TT-BTC.

Căn cứ tại Điều 19 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định: 

Xử lý hóa đơn có sai sót

  1. Trường hợp người bán phát hiện hóa đơn điện tử đã được cấp mã của cơ quan thuế chưa gửi cho người mua có sai sót thì người bán thực hiện thông báo với cơ quan thuế theo Mẫu số 04/SS-HĐĐT Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định này về việc hủy hóa đơn điện tử có mã đã lập có sai sót và lập hóa đơn điện tử mới, ký số gửi cơ quan thuế để cấp mã hóa đơn mới thay thế hóa đơn đã lập để gửi cho người mua. Cơ quan thuế thực hiện hủy hóa đơn điện tử đã được cấp mã có sai sót lưu trên hệ thống của cơ quan thuế.
  2. Trường hợp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế hoặc hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế đã gửi cho người mua mà người mua hoặc người bán phát hiện có sai sót thì xử lý như sau:
  3. a) Trường hợp có sai sót về tên, địa chỉ của người mua nhưng không sai mã số thuế, các nội dung khác không sai sót thì người bán thông báo cho người mua về việc hóa đơn có sai sót và không phải lập lại hóa đơn. Người bán thực hiện thông báo với cơ quan thuế về hóa đơn điện tử có sai sót theo Mẫu số 04/SS-HĐĐT Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định này, trừ trường hợp hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế có sai sót nêu trên chưa gửi dữ liệu hóa đơn cho cơ quan thuế.
  4. b) Trường hợp có sai: mã số thuế; sai sót về số tiền ghi trên hóa đơn, sai về thuế suất, tiền thuế hoặc hàng hóa ghi trên hóa đơn không đúng quy cách, chất lượng thì có thể lựa chọn một trong hai cách sử dụng hóa đơn điện tử như sau:

b1) Người bán lập hóa đơn điện tử điều chỉnh hóa đơn đã lập có sai sót. Trường hợp người bán và người mua có thỏa thuận về việc lập văn bản thỏa thuận trước khi lập hóa đơn điều chỉnh cho hóa đơn đã lập có sai sót thì người bán và người mua lập văn bản thỏa thuận ghi rõ sai sót, sau đó người bán lập hóa đơn điện tử điều chỉnh hóa đơn đã lập có sai sót.

Hóa đơn điện tử điều chỉnh hóa đơn điện tử đã lập có sai sót phải có dòng chữ “Điều chỉnh cho hóa đơn Mẫu số… ký hiệu… số… ngày… tháng… năm”.

b2) Người bán lập hóa đơn điện tử mới thay thế cho hóa đơn điện tử có sai sót trừ trường hợp người bán và người mua có thỏa thuận về việc lập văn bản thỏa thuận trước khi lập hóa đơn thay thế cho hóa đơn đã lập có sai sót thì người bán và người mua lập văn bản thỏa thuận ghi rõ sai sót, sau đó người bán lập hóa đơn điện tử thay thế hóa đơn đã lập có sai sót.

Hóa đơn điện tử mới thay thế hóa đơn điện tử đã lập có sai sót phải có dòng chữ “Thay thế cho hóa đơn Mẫu số… ký hiệu… số… ngày… tháng… năm”.

Người bán ký số trên hóa đơn điện tử mới điều chỉnh hoặc thay thế cho hóa đơn điện tử đã lập có sai sót sau đó người bán gửi cho người mua (đối với trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế) hoặc gửi cơ quan thuế để cơ quan thuế cấp mã cho hóa đơn điện tử mới để gửi cho người mua (đối với trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế).

  1. c) Đối với ngành hàng không thì hóa đơn đổi, hoàn chứng từ vận chuyển hàng không được coi là hóa đơn điều chỉnh mà không cần có thông tin “Điều chỉnh tăng/giảm cho hóa đơn Mẫu số… ký hiệu… ngày… tháng… năm”. Doanh nghiệp vận chuyển hàng không được phép xuất hóa đơn của mình cho các trường hợp hoàn, đổi chứng từ vận chuyển do đại lý xuất.

 

Xuất hóa đơn khuyến mãi giảm giá hàng bán từ Cơ quan Thuế
Xuất hóa đơn khuyến mãi giảm giá hàng bán từ Cơ quan Thuế

Trong mọi trường hợp, bên bán có phải lập hóa đơn cho bên mua?

Theo quy định tại Điều 4 Nghị định 123/2020/NĐ-CP có nêu rõ nguyên tắc lập, quản lý, sử dụng hóa đơn chứng từ khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ như sau:

Nguyên tắc lập, quản lý, sử dụng hóa đơn, chứng từ

  1. Khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán phải lập hóa đơn để giao cho người mua (bao gồm cả các trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ (trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất); xuất hàng hóa dưới các hình thức cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả hàng hóa) và phải ghi đầy đủ nội dung theo quy định tại Điều 10 Nghị định này, trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử thì phải theo định dạng chuẩn dữ liệu của cơ quan thuế theo quy định tại Điều 12 Nghị định này.

Như vậy, thông thường khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán phải lập hóa đơn để giao cho người mua bao gồm cả các trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ; xuất hàng hóa dưới các hình thức cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả hàng hóa.

Tuy nhiên đối với hàng hóa luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất thì không phải xuất hóa đơn.

Hành vi nào bị cấm trong lĩnh vực hóa đơn, chứng từ?

Căn cứ tại Điều 5 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định các hành vi bị cấm trong lĩnh vực hóa đơn, chứng từ như sau:

Đối với công chức thuế:

  • Gây phiền hà, khó khăn cho tổ chức, cá nhân đến mua hóa đơn, chứng từ;
  • Có hành vi bao che, thông đồng cho tổ chức, cá nhân để sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp;
  • Nhận hối lộ khi thanh tra, kiểm tra về hóa đơn.

Đối với tổ chức, cá nhân bán, cung cấp hàng hóa, dịch vụ, tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan:

  • Thực hiện hành vi gian dối như sử dụng hóa đơn không hợp pháp, sử dụng không hợp pháp hóa đơn;
  • Cản trở công chức thuế thi hành công vụ, cụ thể các hành vi cản trở gây tổn hại sức khỏe, nhân phẩm của công chức thuế khi đang thanh tra, kiểm tra về hóa đơn, chứng từ;
  • Truy cập trái phép, làm sai lệch, phá hủy hệ thống thông tin về hóa đơn, chứng từ;
  • Đưa hối lộ hoặc thực hiện các hành vi khác liên quan hóa đơn, chứng từ nhằm mưu lợi bất chính.

Thông tư số 78/2021/TT-BTC và Nghị đinh 123/2020/NĐ-CP đã quy định rõ ràng về việc xuất hóa đơn khuyến mãi giảm giá hàng bán. Doanh nghiệp cần nắm rõ các quy định này để thực hiện đúng và tránh những rủi ro phát sinh.

Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Doanh nghiệp phải thực hiện chương trình khuyến mãi giảm giá hàng bán theo đúng quy định của pháp luật về thương mại.
  • Doanh nghiệp phải lưu giữ hóa đơn khuyến mãi giảm giá hàng bán để phục vụ cho việc kiểm tra, thanh tra của cơ quan thuế.

Với những thông tin trên, hy vọng doanh nghiệp sẽ thực hiện đúng quy định về xuất hóa đơn khuyến mãi giảm giá hàng bán và đạt được hiệu quả cao trong các chương trình khuyến mãi của mình.

B-Invoice – Giải pháp hóa đơn điện tử đáp ứng đầy đủ nghiệp vụ

Theo quy định tại Điều 89 Luật Quản lý thuế ngày 13 tháng 6 năm 2019, Điều 11 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, Điều 1 Nghị định số 41/2022/NĐ-CP và Điều 8 Thông tư số 78/2021/TT-BTC, quy định việc sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền có mã của cơ quan thuế. 

Bizzi Việt Nam nay đã có giải pháp Hóa đơn điện tử B-Invoice – Tiện lợi nhân đôi, tối ưu gấp bội. Qua đó, Bizzi sẽ hỗ trợ quý khách hàng sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền. 

Giải pháp Hóa đơn điện tử B-Invoice - Tiện lợi nhân đôi, tối ưu gấp bội
Giải pháp Hóa đơn điện tử B-Invoice – Tiện lợi nhân đôi, tối ưu gấp bội

Tại sao doanh nghiệp nên chuyển sang sử dụng B-Invoice?

  • Được công nhận bởi Tổng cục Thuế, đáp ứng đầy đủ yêu cầu, nghiệp vụ theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP và Thông tư 78/2021/TT-BTC
  • Chi phí tốt nhất khi khách hàng sử dụng cả hóa đơn đầu ra và đầu vào
  • Tích hợp dễ dàng và tùy biến theo nhu cầu
  • Kho mẫu hóa đơn đa dạng, thiết kế theo nhu cầu 
  • Lưu trữ hóa đơn trong 10 năm 
  • Tự động cập nhật phiên bản mới khi có thay đổi về nghiệp vụ theo yêu cầu của Thuế 
  • Hệ thống bảo mật theo tiêu chuẩn ISO 27001

Để được tư vấn và hỗ trợ trực tiếp vui lòng liên hệ: 

Trở lại