Chắc hẳn đến một giai đoạn trong sự nghiệp, bất kỳ quản lý tài chính cấp cao nào cũng sẽ đứng trước 2 lựa chọn: một là dấn thân vào các công ty vừa và nhỏ (SMEs) hoặc công ty khởi nghiệp (Startup) để dễ growth-hack trong sự nghiệp, trở thành CFO; hoặc tiếp tục phát triển bền vững ở vị trí quản lý tài chính cấp cao trong các tập đoàn lớn.
Vậy lựa chọn nào là tốt nhất và các công ty khởi nghiệp, SMEs có cần vị trí CFO hay không?
Đầu tiên, nếu xét về các lợi ích khi làm việc tại các công ty khởi nghiệp và công ty quy mô vừa/nhỏ, nổi trội nhất chính là tốc độ phát triển. Các công ty khởi nghiệp có thể có quy mô nhỏ và đội ngũ quản lý nhỏ, tuy nhiên, nhờ ít các cấp/phân quyền nên họ đưa ra quyết định nhanh hơn. Bên cạnh đó, nhờ vào đặc thù 3N của Startup: Nhỏ – Nhanh – Nhạy, các doanh nghiệp này thường phản ứng nhanh nhẹn hơn với các thay đổi từ thị trường, dễ dàng tiếp thu những xu hướng mới và nhạy bén hơn với các tiềm năng phát triển.
Vậy nên, đây là cơ hội để các quản lý tài chính cấp cao mở rộng scope of work, phạm vi quản lý và có quyền tác động vào các quyết định lớn hơn, tác động nhiều hơn đến sự phát triển của doanh nghiệp. Đồng thời, nếu có định hướng kinh doanh rõ ràng, định hướng tài chính vững chắc, CFO có thể trở thành founding member hoặc thành viên chủ chốt, nhận được nhiều lợi ích lớn hơn trong tương lai.
Tuy nhiên, phải nhìn thẳng vào sự thật, các startups và công ty quy mô vừa & nhỏ gặp rất nhiều khó khăn, thử thách trong những năm đầu hoạt động.
Sau năm bùng nổ 2021 (đạt gần 1,54 tỷ USD), vốn đầu tư vào startup Việt Nam đã có sự sụt giảm mạnh trong năm 2022 và 6 tháng đầu năm 2023. Theo báo cáo đổi mới và đầu tư công nghệ 2023 do Trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia và Quỹ đầu tư mạo hiểm Do Ventures công bố mới đây, vốn đầu tư vào startup Việt Nam năm 2022 đạt 634 triệu USD, giảm 56% so với năm trước. Còn trong 6 tháng đầu 2023, theo một số thống kê, số vốn chỉ dao động từ 350 – 400 triệu USD.
Nhìn vào những con số này, bạn có thể thấy việc vận hành và phát triển một doanh nghiệp startup, doanh nghiệp vừa và nhỏ là không hề dễ dàng, cần có định hướng kinh doanh và chiến lược tài chính vững chắc. Đồng thời, các quản lý cấp cao đặc biệt là CFO phải thực sự “chắc tay”, không ngại khó, sẵn sàng thay đổi để thích ứng với thị trường, nhìn được tiềm năng phát triển trong tương lai và nhất là có thể đồng hành lâu dài cùng doanh nghiệp.
Trách nhiệm của CFO trong một công ty Startup và công ty vừa & nhỏ là gì?
Xây dựng các biện pháp dự phòng
Ưu tiên của các chủ doanh nghiệp startup, doanh nghiệp vừa và nhỏ chủ yếu là tập trung toàn bộ nguồn lực, cố gắng đưa việc kinh doanh của công ty vượt qua được hai năm đầu tiên. Vậy nên, họ thường lơ là những vấn đề quan trọng như các kịch bản tài chính dự phòng khi có bất kỳ sự kiện bất ngờ nào xảy ra. CFO cần sử dụng kỹ năng dự báo và kiến thức chuyên môn vững chắc để đưa ra các chiến lược tài chính thích ứng với sự thay đổi của định hướng kinh doanh và biến động thị trường.
Giám sát dòng tiền
Một trong những thách thức chính của các công ty khởi nghiệp, công ty vừa và nhỏ chính là quản lý chi tiêu doanh nghiệp và quản lý công nợ. Một số công ty không có quản lý tài chính cấp cao thường gặp phải nhiều lỗ hổng tài chính khi không theo dõi được sát sao các giao dịch chi tiêu của công ty và không thu hồi được công nợ.
Các CFO phải có kỹ năng quản lý chi phí chặt chẽ để tránh những khoản chi tiêu không cần thiết. Họ cũng có thể hỗ trợ đảm bảo rằng doanh nghiệp vẫn ổn định bất chấp những thách thức trong giai đoạn đầu hoạt động.
Tạo chiến lược dựa trên dữ liệu
Một trong những lợi thế khác của các công ty Startup, vừa và nhỏ hiện nay là tư duy liên tục đổi mới, cập nhật công nghệ, cho phép các CFO có thể dễ dàng sử dụng các dữ liệu tài chính, công cụ hiện đại để phân tích, quản lý chi tiêu dễ dàng, hiệu quả và toàn diện. Các công nghệ và dữ liệu tài chính này chính là nền tảng vững chắc, cung cấp góc nhìn sâu và toàn diện hơn về tình hình tài chính của công ty, giúp các CFO có thể xây dựng một chiến lược tài chính dài hạn thực sự hiệu quả.
Tham khảo ngay Công nghệ quản lý chi tiêu doanh nghiệp toàn diện từ Bizzi Vietnam.
Thiết lập cơ sở hạ tầng tài chính hiệu quả
Công ty khởi nghiệp hoặc doanh nghiệp vừa và nhỏ dễ dàng trải qua những cú “growth-hack”, phát triển theo cấp số nhân chỉ sau một tháng, một tuần hoặc thậm chí một đêm. Để có thể nhanh chóng “phình to” về mặt kinh doanh, họ cần một cơ sở hạ tầng tài chính vững chắc như: quy trình thanh toán, quy trình giải quyết công nợ, tạm ứng, chi phí nhân sự, báo cáo tài chính…
Vì vậy, CFO cần phải có nền tảng chuyên môn vững chắc, kỹ năng quản lý toàn diện và chiến lược cụ thể để xây dựng cơ sở hạ tầng tài chính vững chắc.
Lên chiến lược phát triển phòng tài chính
Công ty khởi nghiệp hoặc doanh nghiệp vừa và nhỏ nếu đã chiến thắng trong “cuộc đua sinh tồn” những năm đầu tiên có tiềm năng rất lớn để phát triển về quy mô, doanh thu và lợi nhuận trong những năm tiếp theo. Đi cùng với sự phát triển của công ty, phòng tài chính cũng đối mặt với các trách nhiệm mới, mở rộng quy mô và số lượng nhân viên.
Vậy nên, CFO cần chuẩn bị sẵn chiến lược xây dựng cấu trúc phòng tài chính, định hướng và công việc của từng vị trí, quy trình làm việc cũng như sẵn sàng nguồn lực nhân tài để tuyển dụng khi có nhu cầu.
Vậy, các anh chị có chọn trở thành CFO trong một công ty khởi nghiệp hoặc công ty vừa và nhỏ không? Hay sẽ tiếp tục gắn bó với các tập đoàn lớn?
Cùng Bizzi cập nhật xu hướng, chia sẻ kinh nghiệm, kết nối cơ hội dành cho các lãnh đạo tài chính – kế toán tại:
- Theo dõi Bizzi để nhanh chóng nhận thông tin mới nhất:
- Facebook: https://www.facebook.com/bizzivietnam
- Linkedin: https://www.linkedin.com/company/bizzi-vietnam
- Youtube: https://www.youtube.com/@bizzivietnam