Trong bối cảnh hiện đại, “tính bền vững” trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thường đi kèm với các chỉ số ESG (Environmental, Social, and Governance), hiểu nôm na là các cam kết đồng hành, phát triển bền vững của doanh nghiệp đối với 3 khía cạnh: Môi trường, Xã hội và quản trị. Vậy vì sao các CFO và Finance Controller của doanh nghiệp cần phải quan tâm đến vấn đề này? Hãy cùng tìm hiểu với Bizzi nhé!
Báo cáo ESG là gì và tại sao báo cáo ESG quan trọng với doanh nghiệp?
Các nhà đầu tư tổ chức khi nghiên cứu lựa chọn các công ty để đầu tư thường phải cân nhắc cả yếu tố tài chính và phi tài chính, trong đó ESG là yếu tố phi tài chính rất quan trọng cho việc đầu tư dài hạn. Đồng thời, thay đổi trong kỳ vọng của người tiêu dùng và khách hàng sử dụng dịch vụ cũng như những thay đổi về chính sách cộng đồng đối với các doanh nghiệp cũng buộc các chủ doanh nghiệp, CFO và finance controller phải quan tâm đến 3 khía cạnh mới – ESG:
- E – Environment (Môi trường): phát thải carbon, quản lý nước và chất thải, nguồn cung nguyên liệu thô, tác động từ biến đổi khí hậu
- S – Social (Xã hội): Sự đa dạng, công bằng và hòa nhập, quản lý lao động, an ninh và bảo mật dữ liệu, quan hệ cộng đồng
- G – Governance (Quản trị): Quản trị công ty, đạo đức kinh doanh, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ
Các nhà đầu tư, đối tác kinh doanh tiềm năng của doanh nghiệp sẽ nhìn vào ESG như một cánh cửa dẫn đến tương lai công ty. Báo cáo và chỉ số ESG cũng là yếu tố quan trọng thể hiện toàn cảnh bức tranh kinh doanh của công ty, và báo cáo ESG có thể đặt nền móng cho câu chuyện truyền cảm hứng về tầm ảnh hưởng của doanh nghiệp đối với thế giới. Kết hợp ba yếu tố ESG vào một báo cáo tích hợp và chiến lược tổng quát của công ty sẽ đưa ra thông điệp rằng công ty đang thực hiện các bước đi cần thiết để gia tăng tính khả thi và sinh lời trong dài hạn.
Đó cũng là những điều mà các nhà đầu tư muốn nhìn thấy trong danh mục đầu tư dài hạn của họ.
ESG – Xu thế bắt buộc trên thị trường tài chính
Có thể hiểu ESG là đầu tư vào các doanh nghiệp có trách nhiệm với xã hội và môi trường thay vì chỉ chăm chăm lợi nhuận. Ví dụ của ESG đến từ những hành động đơn giản của doanh nghiệp như hoạt động sản xuất dùng nhiều năng lượng, doanh nghiệp có kế hoạch tối ưu hóa, tiết kiệm được 20-30% năng lượng đầu vào là vừa giảm được chi phí, vừa giảm phát thải trong bối cảnh Việt Nam là nước có tỷ lệ phát thải cao.
Hay với doanh nghiệp xuất khẩu, đầu tôm sau khi chế biến, thay vì bỏ đi thì có thể dùng làm phân bón hay keratin để tuần hoàn và tăng thêm dòng tiền.
Với doanh nghiệp dệt may dùng nhiều lao động thì cải thiện môi trường việc làm ra sao để sức khỏe tinh thần đời sống cán bộ nhân viên đảm bảo để họ ít nghỉ việc, giảm thiểu chi phí tuyển dụng.
Để đạt được thành tựu này cũng không đơn giản, việc thực hiện ESG cần nhiều thời gian, nguồn lực từ việc thuê đối tác tư vấn, đến việc phổ biến đến từng đơn vị thành viên, thực hiện chỉ tiêu bảo vệ môi trường, phát triển con người, quản trị doanh nghiệp. Ngoài báo cáo tài chính, hàng năm doanh nghiệp phải có báo cáo chỉ số ESG làm mất từ 6 – 8 tháng.
Theo vtv.vn, dòng vốn FDI dịch sang Việt Nam ngày càng nhiều, hầu hết họ đều quan tâm ESG, họ sang mà ta chưa sẵn sàng thì đôi khi ta đánh mất cơ hội. Còn khi ta sẵn sàng dù chưa áp dụng hoàn thiện, vẫn có thể đón trọn dòng vốn này.
Một số khó khăn trong việc phát triển ESG của doanh nghiệp Việt Nam
Thứ nhất, việc có nhiều bộ tiêu chuẩn và chỉ số đánh giá phát triển bền vững của doanh nghiệp tại Việt Nam mang lại nhiều lợi ích trong việc đánh giá và theo dõi các khía cạnh quản lý ESG (Môi trường, Xã hội, Quản trị). Tuy nhiên, đồng thời, điều này cũng tạo ra sự phức tạp và khó khăn cho doanh nghiệp khi phải lựa chọn và áp dụng các tiêu chuẩn này. Sự đa dạng trong các tiêu chuẩn và chỉ số có thể dẫn đến hiện tượng mơ hồ và mất tính nhất quán trong việc đánh giá ESG của doanh nghiệp.
Thứ hai, việc triển khai chương trình ESG đòi hỏi sự đầu tư nguồn lực và kỹ năng từ doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cần thực hiện đánh giá, theo dõi và báo cáo về các chỉ số ESG một cách định kỳ và chi tiết. Điều này có thể đòi hỏi cải thiện hệ thống thông tin, tài chính, và quản trị nội bộ. Đặc biệt, việc áp dụng công nghệ mới và cải tiến quy trình có thể cần đầu tư lớn. Đối với các doanh nghiệp có tài chính và nguồn lực hạn chế, việc thực hiện chương trình ESG có thể gặp khó khăn.
Thứ ba, quản lý chương trình ESG không đúng cách có thể gây rủi ro cho doanh nghiệp. Việc thiếu nhất quán và không đáp ứng các tiêu chuẩn ESG có thể dẫn đến thất bại trong việc xây dựng uy tín và lòng tin từ cộng đồng, khách hàng, và nhà đầu tư. Một việc quản lý ESG kém chuyên nghiệp cũng có thể làm tăng rủi ro pháp lý và tài chính cho doanh nghiệp. Để tránh các rủi ro này, doanh nghiệp cần có sự phối hợp chặt chẽ trong triển khai chương trình ESG và đảm bảo tính toàn vẹn và minh bạch trong quá trình này.
Tóm lại, việc quản lý ESG đòi hỏi sự chuyên nghiệp, đầu tư nguồn lực, và quyết tâm từ phía doanh nghiệp. Để thành công trong việc triển khai chương trình ESG, doanh nghiệp cần xác định mục tiêu cụ thể, phối hợp tốt trong toàn công ty, và thực hiện đánh giá và theo dõi một cách định kỳ. Để giúp doanh nghiệp chuyển dịch theo xu hướng phát triển bền vững, cùng với việc xây dựng cơ chế khuyến khích, tạo điều kiện để các tổ chức đánh giá độc lập hoạt động tốt tại Việt Nam cần tiếp tục tăng cường hoạt động đào tạo nâng cao năng lực quản trị ESG cho các doanh nghiệp trên thị trường.
Vậy cần phân bổ bao nhiêu chi phí cho các hoạt động về ESG, bao nhiêu chi phí cho báo cáo chỉ số ESG và cần những đơn vị tư vấn như thế nào… cũng là những hạng mục quan trọng mà các CFO và Finance Controller cần nắm được trong tương lai để dễ dàng quản lý chi phí doanh nghiệp.
Hãy cùng đón đọc số kế tiếp để tìm hiểu thêm về các thông tin này nhé!
Cùng Bizzi cập nhật xu hướng, chia sẻ kinh nghiệm, kết nối cơ hội dành cho các lãnh đạo tài chính – kế toán tại:
Theo dõi Bizzi để nhanh chóng nhận thông tin mới nhất:
- Facebook: https://www.facebook.com/bizzivietnam
- Linkedin: https://www.linkedin.com/company/bizzi-vietnam
- Youtube: https://www.youtube.com/@bizzivietnam