Làm chủ công nghệ: Khai thác tiềm năng số hóa trong tài chính

góc nhìn CFO - anh Trần Đại Trí - số hóa tài chính

Anh Đại Trí chia sẻ, với anh thành công trong sự nghiệp đơn giản là được góp chút công sức vì mục tiêu phát triển chung của toàn bộ doanh nghiệp mà chúng ta đồng hành, doanh nghiệp phát triển, thì bản thân ta cũng phát triển. Tuy nhiên đây không phải là chuyện dễ dàng bởi theo anh Trí, “Chuyện dễ thì không đến tay mình.”

Cùng Góc nhìn CFO gặp gỡ anh Trần Đại Trí – Giám đốc Kế toán tài chính tại TakyFood – Công ty cổ phần Bột – Thực phẩm Tài Ký và khám phá câu chuyện đầy cảm hứng về sự nghiệp của anh với một góc nhìn mới trong số hóa tài chính nhé! 


Khách mời:
Anh Trần Đại Trí

Kinh nghiệm làm việc:
– Director of Finance & Accounting tại TakyFood
– FP&A Manager tại Nova Consumer
– Assistant Finance Director tại Transmex Group
– Finance Manager tại Viettel Cambodia

Trên chặng đường sự nghiệp, anh Đại Trí rút ra cho mình được hai bài học lớn: “Việc duy nhất để vượt qua khó khăn hay nỗi sợ hãi chính là đối mặt với nó”. Và một châm ngôn của tập đoàn Viettel: “Điều quan trọng không phải là việc bạn là sư tử hay linh dương. Khi mặt trời mọc, bạn nên bắt đầu chạy” Thomas L.Friedman.số hóa tài chính Hành trình sự nghiệp cùng NHỮNG cột mốc đáng nhớ

Từ câu chuyện “không cơ duyên” và cơ hội mới mở ra

Anh bắt đầu từ một sinh viên ngành Tài chính – Ngân hàng của trường ĐH Ngân hàng TP.HCM. Sau khi ra trường, anh quyết định thi tuyển vào các ngân hàng tại Sài Gòn, nhưng hình như có vẻ không có duyên lắm nên anh toàn … rớt thôi. Sau đó anh nhận được cuộc gọi từ nhân sự của tập đoàn Viettel dù không có nộp hồ sơ vào đây.

Trải qua 04 vòng thi (IQ, Tiếng Anh, Nghiệp vụ Tài chính – Kế toán, phỏng vấn trực tiếp với Head Finance của Viettel Group) thì anh đậu vào vị trí chuyên viên Tài chính – Kế toán của Viettel. Trong gần 07 năm làm việc tại đây, anh có khoảng thời gian 05 năm công tác tại thị trường Cambodia với vị trí Trưởng Ban Tài chính phụ trách ngân hàng nguồn vốn và dòng tiền cho tổng công ty với quy mô dòng tiền thời điểm đó khoảng $400M/năm.

Hết nhiệm kỳ 05 năm thì anh trở về Sài Gòn, và được mời về làm việc tại Transimex phụ trách mảng ngân sách của tập đoàn và các công ty thành viên. Đây là một tập đoàn đầu ngành về Logistic tại Việt Nam với hơn 40 năm hoạt động và phát triển.

Một thời gian sau, anh đầu quân cho tập đoàn Nova Consumer để phụ trách mảng Hoạch định tài chính (FP&A) cho các ngành hàng và quản lý dòng tiền của tập đoàn. Đây là một startup của tập đoàn Nova Group với tham vọng trở thành ông lớn trong ngành manufacturing và distribution mảng FMCG và Agriculture.

Đưa doanh nghiệp Việt ra thế giới: Thành tựu và tầm nhìn quốc tế

Sau khi hoàn thành một số dự án cho Nova Consumer, anh bén duyên với TakyFood và phụ trách mảng Tài chính – Kế toán của doanh nghiệp. Đi kèm đó là mục tiêu đưa doanh nghiệp trở thành doanh nghiệp sản xuất và phân phối (manufacturing & distribution) mảng Bột thực phẩm lớn nhất Việt Nam và đưa sản phẩm nông nghiệp Việt Nam ra toàn thế giới. Hiện tại, TakyFood đã xuất khẩu đến hơn 20 nước trên thế giới: Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Úc, Canada, Lào, Cambodia, Czech,…

Sau thời gian đồng hành cùng TakyFood, doanh nghiệp cũng có một số thành tựu nhất định, lần đầu tiên nằm trong danh sách Fast500 (500 doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất 2022); lần đầu tiên vinh dự nhận giải thưởng Thương hiệu Quốc gia Việt Nam 2022, đây là bước tiến quan trọng để đưa sản phẩm ra toàn thế giới.

Chúng ta thực sự cần định nghĩa “Thành công là gì?”

Để trả lời cho câu hỏi “làm thế nào để có được thành công như hôm nay?”, thú thực thì anh nghĩ chúng ta nên quay lại định nghĩa thành công là gì?

Với anh, thành công trong sự nghiệp đơn giản là được góp chút công sức vì mục tiêu phát triển chung của toàn bộ doanh nghiệp. Doanh nghiệp phát triển, thì bản thân chúng ta cũng phát triển. Và để làm được điều đó, chưa bao giờ là chuyện dễ dàng, vì anh luôn quan điểm rằng chuyện dễ thì không đến tay mình.

Quay lại 2 bài học lớn anh chia sẻ ban đầu. Thứ nhất, “Việc duy nhất để vượt qua khó khăn hay nỗi sợ hãi chính là đối mặt với nó”. Và hãy luôn giữ suy nghĩ “never give up”. Trong cuộc sống hay trong công việc, nhất định sẽ phải gặp rất nhiều những khó khăn, thách thức, có những khó khăn đè nặng đến nỗi có những lúc chúng ta nghĩ là không thể vượt qua được, hay là từ bỏ, chọn con đường nhẹ nhàng hơn? Nhưng thật ra, cách duy nhất để vượt qua nỗi sợ đó, là đối mặt với nó, hãy luôn suy nghĩ tích cực.

Kinh nghiệm và kỹ năng chính là chìa khóa

Và câu hỏi tiếp theo là, vậy làm sao để vượt qua nó? Các bạn nên quản trị mục tiêu cho bất cứ công việc, nhiệm vụ nào trong cuộc sống và công việc. Có được mục tiêu rất quan trọng, sau đó hãy brainstorm các bước, quy trình để thực hiện. Tiếp theo, hãy chia nhỏ các đầu việc và giải quyết từng từng thứ cho đến khi hoàn thành mục tiêu lớn.

Lúc đó các bạn sẽ thấy không quá khó để hoàn thành một mục tiêu. Đương nhiên, nếu đó là mục tiêu chung của tổ chức, bạn sẽ không phải làm nó một mình. Hãy luôn trao dồi kỹ thuật tài chính và khả năng giao tiếp, đàm phán với các stakeholders của mình.

Thứ hai, “Điều quan trọng không phải là việc bạn là sư tử hay linh dương. Khi mặt trời mọc, bạn nên bắt đầu chạy” – Thomas L.Friedman. Cuộc sống luôn thay đổi, công nghệ cũng vậy, và tài chính kế toán cũng vậy, chúng ta đứng yên chính là chúng ta đang tụt lại phía sau. Vì vậy, có 03 yếu tố chính để bạn luôn trao dồi và upgrade bản thân mỗi ngày để thành công trong ngành Tài chính – Kế toán đó là: kinh nghiệm, kỹ thuật tài chính và khả năng giao tiếp với stakeholders.

số hóa tài chính Sẵn sàng cho cuộc cách mạng công nghệ

Đi từ những bước nhỏ rồi dần đến thứ lớn lao hơn

Công nghệ luôn thay đổi, như anh có trao đổi ở trên, chỉ cần bạn đứng yên, bạn đã bị tụt lại phía sau rồi. Nhưng làm thế nào để đảm bảo rằng công ty sẽ luôn đồng bộ với các xu hướng công nghệ mới nhất thì lại là một bài toán không hề dễ giải.

Công nghệ là một thế giới muôn hình vạn trạng, và để ứng dụng công nghệ vào mọi phòng ban của doanh nghiệp đòi hỏi một sự đầu tư không hề nhỏ về nguồn lực và con người, đặc biệt là với những công ty local. Đặc biệt là các công ty sản xuất, đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng vào các nhà máy, máy móc thiết bị, bây giờ các bạn mong muốn đồng bộ tất cả những dây chuyền sản xuất này đi theo xu hướng mới nhất thì là chuyện không hề dễ dàng.

Nhưng xu hướng vẫn là tất yếu, nhiều anh chị vẫn hay hỏi anh có nên chuyển đổi số cho doanh nghiệp hay không, câu trả lời của anh vẫn luôn luôn là có, vì nó là điều tất yếu. Anh hiểu, để chuyển đổi số cho một doanh nghiệp thì phải đầu tư rất lớn về nguồn lực, nhưng mình có thể làm từng bước, làm từng bước nhỏ đến bước lớn.

Khai thác tiềm năng số hóa tài chính tối đa của doanh nghiệp

Đầu tiên, là bạn phải đầu tư xây dựng hạ tầng công nghệ, doanh nghiệp cần đánh giá và nâng cấp hạ tầng công nghệ hiện có. Để đảm bảo tốc độ và sự ổn định, nâng cấp phần cứng máy tính và máy móc sản xuất, và triển khai các phần mềm phù hợp để hỗ trợ quy trình sản xuất và quản lý. Phần này rất nhiều tiền!

Tiếp theo mới có thể bắt đầu nghĩ đến việc xây dựng data warehouse, công nghệ tự động hóa, IoT hoặc cảm biến tự động, trí tuệ nhân tạo (AI) hay machine learning (ML)… Từ đó tích hợp vào hệ thống và quy trình của toàn bộ doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, việc đào tạo nhân sự có đủ kỹ năng và kiến thức để sử dụng công nghệ đó cũng là một câu chuyện. Anh luôn khuyến khích nhân viên của mình hãy luôn sáng tạo trong quá trình làm việc. Và khuyến khích tổ chức tạo ra những quỹ sáng tạo, ngày hội sáng tạo, ngân hàng sáng tạo,… để các bạn có thể đưa ra những ý tưởng của mình.

Những sáng tạo đó không cần thiết phải là những gì đao to búa lớn, nó có thể chỉ là những sáng tạo để nâng cao hiệu suất làm việc của bản thân bạn, bộ phận của bạn là đủ. Hàng trăm cái đầu nghĩ vẫn hơn 1-2 cái đầu.

Cuối cùng, việc bảo mật & an toàn thông tin là điều tối quan trọng của bất kỳ doanh nghiệp nào dù có chuyển đổi số hay không.

Góc nhìn CFO - Số hóa tài chính

so hoa tai chinh goc nhin cfo

Ứng dụng của công nghệ vào tài chính – kế toán hiện tại rất đa dạng và hữu ích. Theo anh, công nghệ là để phục vụ con người, và điều quan trọng nhất để công nghệ có thể hoạt động được vẫn là nhập dữ liệu đầu vào, dữ liệu thô, anh hay gọi là raw data. Chúng có thể được nhập liệu bằng nhiều cách, nhưng anh thấy gốc rễ vẫn phải từ con người, tức là phải có nhân viên kế toán thực hiện. Chỉ là với công nghệ thì việc nhập liệu đó được số hóa nên thao tác nhanh hơn, giảm thiểu sai sót nhiều hơn mà thôi.

Nói chung, kế toán viên vẫn là người input data và được lưu trữ tại data warehouse, sau đó các quá trình khác của việc hạch toán, kết chuyển, lên các báo cáo tài chính, quản lý tài sản, quản lý công nợ được tự động hóa. Con người là người kiểm soát cuối cùng kết quả đầu ra có đáp ứng yêu cầu hay không? Nếu chưa, sẽ điều chỉnh ở bước nhập liệu.

Từ đó, bộ phận tài chính quản trị sẽ có rất nhiều câu chuyện để phân tích, phụ thuộc vào độ nông sâu của data. Nhiều công ty anh biết đã có thể dùng AI hay machine learning (ML) để tạo ra những báo cáo phân tích, dự báo theo ý mình muốn.

Anh thấy hiện tại các công ty cung cấp giải pháp kế toán như Bizzi đã cung cấp một giải pháp rất hay trong việc quản lý hóa đơn phải trả. Bizzi tạo ra con bot tự động đọc các thông tin trên hóa đơn và input vào các phần mềm kế toán giúp giảm thiểu rủi ro sai sót. Từ đó, nâng cao hiệu quả làm việc của kế toán thanh toán, gia giảm thời gian rất nhiều trong quy trình phê duyệt thanh toán chi phí cho nhà cung cấp.

Một ứng dụng khác của công nghệ vào tài chính kế toán mà có thể các bạn không để ý đấy, là dịch vụ thanh toán trực tuyến của các ngân hàng. Chúng mang lại sự thuận tiện, bảo mật và an toàn cho các hoạt động ngân quỹ của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, như anh nói, chỉ cần data warehouse của bạn đủ lớn, bạn sẽ ứng dụng được rất nhiều vào công tác quản trị tài chính như: quản lý ngân sách, phân tích, dự báo, quản lý tài sản, kiểm soát rủi ro tài chính doanh nghiệp,… Đồng thời hiệu quả được phát huy tối đa nếu bạn có một đội ngũ nhân sự sử dụng thành thạo những lợi ích mà dữ liệu mang lại.

Ở thời đại công nghệ số, doanh nghiệp nào có data warehouse càng lớn, tức là thu thập được càng nhiều data từ các phần mềm như CRM, SCM, DMS ,… Việc phân tích xu hướng người tiêu dùng, xu hướng bán hàng, marketing,…để đưa ra những quyết định kịp thời và chính xác luôn là một lợi thế cạnh tranh rất lớn trên thị trường, tạo ra sức bật và có thể dẫn đầu xu hướng, thậm chí có thể định hướng được hành vi người tiêu dùng.

>> Xem thêm: Vai trò của CFO trong kỷ nguyên công nghệ mới

Như anh nhấn mạnh ở trên, công nghệ phục vụ con người. Anh nghĩ công nghệ ở giai đoạn hiện tại có thể thay thế một phần, hay nói chính xác hơn là hỗ trợ con người trong những công việc lặp đi lặp lại, khiến công việc đó nhanh hơn, chính xác hơn, nâng cao hiệu suất làm việc. Còn thay thế thì anh nghĩ giai đoạn này chưa được.

Tương tự, trong lĩnh vực tài chính, công nghệ có thể đưa ra những dự báo, phân tích dựa vào nguồn raw data. Quan trọng là dự báo cái gì, phân tích cái gì, thì vẫn phải do con người quyết định và setup cho công nghệ để phục vụ mục đích quản trị cuối cùng của mình thôi.

Đương nhiên, việc áp dụng công nghệ có thể sẽ giảm chi phí nhân sự đấy, nếu trước kia bạn cần 3-4 kế toán thanh toán, thì giờ đây bạn chỉ cần 1-2 kế toán thanh toán là có thể xử lý toàn bộ công việc với sự hỗ trợ của công nghệ.

Trước kia, 10 năm trước khi làm chuyên viên kế toán, anh vẫn phải in, đóng cuốn và lưu trữ hóa đơn bán hàng 2 liên. Nhưng giờ đây, đâu cần nhân sự cho việc đó nữa, vì đã có hóa đơn điện tử, và lưu trữ trên data warehouse rồi.

so hoa tai chinh

Khi công nghệ phát triển, vai trò CFO vẫn sẽ không thay đổi

Theo anh, điều thay đổi chỉ là cách làm việc của một CFO mà thôi, chứ vai trò thì không thay đổi.

Công nghệ giúp được gì cho anh thì anh sẽ để công nghệ làm, anh sẽ giảm dành thời gian cho vai trò đó, và tập trung vào những vai trò khác mà công nghệ chưa hỗ trợ được thôi.

Cụ thể hơn, công nghệ giúp bộ phận kế toán tài chính tự động hóa quy trình, có thể giúp tự động hóa các nhiệm vụ tài chính như quản lý hạch toán, lập báo cáo tài chính, và xử lý các giao dịch. Điều này giúp giảm thiểu công việc thủ công và tăng cường hiệu suất làm việc của CFO, cho phép anh dành thời gian nhiều hơn cho công việc chiến lược và phân tích dữ liệu.

CFO thúc đẩy sự phát triển công nghệ

CFO có vai trò định hướng sao cho những dự án công nghệ phải đảm bảo hỗ trợ cho sự phát triển bền vững của công ty, tránh đầu tư lan man, lãng phí.

Theo anh nghĩ, CFO trong thời đại hiện tại cần hiểu rõ về công nghệ và các xu hướng công nghệ từ đó đưa ra những tư vấn chiến lược cho ban lãnh đạo trong việc đầu tư sao cho phải mang lại lợi ích tăng trưởng, hiệu quả và mang lại lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp sau khi đầu tư.

Đồng thời, CFO cũng phải đánh giá rõ nhất được nguồn lực của doanh nghiệp để có quyết định đầu tư vào các dự án công nghệ hay không, tránh vung tay quá trán, hoặc đầu tư ở những giai đoạn chưa thực sự phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp.

Cuối cùng, việc thúc đẩy sự phát triển công nghệ của công ty cần sự hợp tác và trao đổi thông tin thông suốt với giữa CFO và CTO (Giám đốc công nghệ thông tin) của công ty, bởi vì CTO là người hiểu rõ nhất nhu cầu, giải pháp, tiềm năng và giá trị kỳ vọng của các dự án công nghệ.

Trân trọng cảm ơn những chia sẻ của anh về quá trình làm chủ công nghệ trong hành trình số hóa tài chính! 

>> Xem thêm: Góc nhìn CFO: Cơ hội mới tạo bước ngoặt trong sự nghiệp

Qua những mẩu chuyện, chia sẻ ngắn của các anh chị CFO trong series Góc nhìn CFO, hi vọng sẽ mang đến cho các độc giả những thông tin thú vị, góc nhìn mới mẻ hơn về những vấn đề nổi trội, xu hướng mới của ngành Tài chính – Kế toán.

Cùng Bizzi cập nhật xu hướng, chia sẻ kinh nghiệm, kết nối cơ hội dành cho các lãnh đạo tài chính – kế toán tại:

góc nhìn cfo

Theo dõi Bizzi để nhanh chóng nhận thông tin mới nhất:

Trở lại