Anh Quang có phải là người thích công nghệ phải không ạ?
Mình thì rất đam mê về công nghệ. Trước kia mình là kế toán trưởng cho một công ty về công nghệ và điều đó chính là điều đặt nền móng cho mình trong ngày hôm nay.
Hiện nay công nghệ đang phát triển rất nhanh, anh đã ứng dụng những công nghệ gì vào việc điều hành công ty mỗi ngày?
Với vai trò là một CFO cho nhiều công ty, đọc báo cáo, ra quyết định và cố vấn cho ban điều hành là công việc mỗi ngày của mình. Do đó việc áp dụng công nghệ để ra những báo cáo tài chính, báo cáo quản trị kịp thời là một trong những yếu tố mà mình rất quan tâm.
Hiện tại, công nghệ đã và đang tác động vào các hệ thống của doanh nghiệp giúp ban lãnh đạo đưa ra quyết định một cách nhanh chóng. Thay vì trước kia, việc đưa ra một báo cáo như vậy phải thông qua nhiều cấp, mất nhiều ngày để hoàn thành. Đồng thời phải có thêm một nhân sự thu thập dữ liệu rồi đưa lên trên các bảng biểu Excel. Sau đó, mình là người phân tích trên nền tảng đó.
Còn bây giờ các báo cáo đó được cập nhật real-time trên nền tảng ứng dụng công nghệ thông minh. Việc của mình là phân tích nó và đưa ra những ý kiến đồng thời họp với ban điều hành để đưa ra những điều chỉnh về chiến thuật và chiến lược.
Theo anh Quang, công nghệ sẽ thay đổi công việc của CFO như thế nào trong tương lai?
Bản chất của công nghệ là làm cho công việc trở nên hiệu quả hơn, tiết kiệm hơn và giúp cho doanh nghiệp đạt được mục đích của mình. Do đó công nghệ sẽ thay đổi một cách rất là tích cực. Những việc mà nó khiến cho công việc của mình chậm lại hoặc trì hoãn gây tốn kém nguồn nhân lực và chi phí sẽ thay thế được bằng công nghệ.
Và CFO là người xây dựng kế hoạch ngân sách cũng như là dự báo về tình hình tài chính trong tương lai. Họ sẽ là người có tiếng nói tương đối quan trọng trong việc áp dụng công nghệ này vào quy trình vận hành.
Anh Quang có thể chia sẻ sâu hơn về những công nghệ mà mình đang sử dụng để áp dụng vào công việc hàng ngày của một CFO không ạ?
Hiện tại các công nghệ như hệ thống kế toán đã được nâng cấp lên thành hệ thống ERP. Các báo cáo đã được nâng cấp thành hệ thống báo cáo thông tin BI các dữ liệu và các cái việc ký phê duyệt hàng ngày đã được nâng cấp lên hệ thống phê duyệt tự động thông qua chữ ký số.
Đó là những thứ cơ bản nhất mà mình đang sử dụng ở trong công việc hàng ngày.
Em nghĩ bảo mật rất quan trọng trong chuyện ứng dụng công nghệ vào công việc hàng ngày của doanh nghiệp. Vậy đứng ở góc độ là một CFO, làm sao anh có thể quản lý hệ thống tài chính và kế toán đảm bảo được câu chuyện bảo mật?
Về bảo mật thông tin thì mỗi một công ty sẽ có cách áp dụng khác nhau. Tuy nhiên về phương pháp, thì chỉ có một phương pháp là Risk Management. Đầu tiên CFO hoặc ban điều hành sẽ xác định tất cả rủi ro liên quan đến bảo mật. Việc tiếp theo là mời một bên tư vấn để đưa ra những nguyên nhân cốt lõi.
Bên tư vấn sẽ xác định phần mềm,công cụ, hoặc là các công nghệ có thể giải quyết được rủi ro đó bằng qua công nghệ. Từ đấy, các rủi ro liên quan đến thông tin sẽ được vá thông qua những giải pháp mang tính tổng thể. Giải pháp mang tính tổng thể đó có thể là từ công nghệ, từ ý thức, từ những chiến lược ở trên ban điều hành chỉ đạo. Do vậy, ở mỗi một công ty sẽ có những phương pháp và cách thức bảo mật thông tin khác nhau.
Vậy thì ở góc độ của anh, anh có đánh giá là công nghệ nó sẽ thay thế cho công việc của kế toán hay CFO truyền thống không anh?
Mình thì không đồng ý với quan điểm đó. Tất cả mọi quyết định vẫn lệ thuộc vào yếu tố con người. Chúng ta cần phải hiểu về Business Insights, chúng ta cần phải hiểu về nhu cầu của thị trường hay cần phải hiểu về chu kỳ của một sản phẩm. Chúng ta cũng cần phải hiểu về cách thức quan hệ con người trong một nội bộ. Đối với những điều này thì công nghệ AI mà mọi người thường những đến vẫn chưa thay thế con người thực hiện được.
Hơn nữa công nghệ sẽ hỗ trợ cho CFO chứ không phải là thay cho CFO. Nghĩa là nó sẽ hỗ trợ mọi người để đưa ra những quyết định chính xác hơn kịp thời hơn.
Vậy anh đánh giá như thế nào về vị trí của CFO trong việc thúc đẩy sự phát triển của công nghệ?
Vai trò của CFO đến bây giờ cũng tương đối mở rộng hơn. CFO tham gia cùng ban điều hành cũng như là hội đồng quản trị để xây dựng chiến lược cho công ty. Do đó việc xác định một chiến lược cụ thể cũng như các hành động để đạt mục tiêu đó là một công việc của CFO cần làm. Đồng thời, việc đánh giá phần mềm nào và công nghệ nào phù hợp với đơn vị đó chính là vai trò của CFO.
Thứ hai là CFO sẽ là người xây ngân sách cho công ty. Việc sử dụng ngân sách bao nhiêu là phù hợp cho công cụ/ phần mềm cũng là việc của CFO. Vai trò của CFO trong việc áp dụng công nghệ nói riêng và chuyển đổi số nói chung đến bây giờ đây là một công việc quan trọng và cần thiết.
Anh Quang có thể chia sẻ rõ hơn làm sao để anh có được thành công như ngày hôm nay?
Để đạt được một số cột mốc như ngày hôm nay đối với anh là cả một quá trình. Một điều may mắn là trước kia với cương vị kế toán trưởng của một công ty công nghệ, vị trí này đã giúp cho anh có thêm hiểu biết về tính logic trong hệ thống. Bên cạnh đó hiểu được những vấn đề của người dùng để xây dựng hệ thống cần một góc nhìn đa chiều như thế nào. Và anh nghĩ đó là lý do để anh có được thành công như hiện tại.
Dạ vâng. Trân trọng cảm ơn anh với những chia sẻ thú vị trong buổi ngày hôm nay!
Qua những mẩu chuyện, chia sẻ ngắn của các anh chị CFO trong series Góc nhìn CFO, hi vọng sẽ mang đến cho các độc giả những thông tin thú vị, góc nhìn mới mẻ hơn về những vấn đề nổi trội, xu hướng mới của ngành Tài chính – Kế toán.
Những số kỳ trước cùng Góc nhìn CFO:
- CFO Trần Đại Trí – Làm chủ công nghệ cùng tiềm năng số hóa tài chính
- CFO Lưu Khánh Trường – Cơ hội mới tạo bước ngoặt trong sự nghiệp
- CEO Rahn Wood – Vai trò của CFO trong kỷ nguyên công nghệ mới
Cùng Bizzi cập nhật xu hướng, chia sẻ kinh nghiệm, kết nối cơ hội dành cho các lãnh đạo tài chính – kế toán tại:
Theo dõi Bizzi để nhanh chóng nhận thông tin mới nhất:
- Facebook: https://www.facebook.com/bizzivietnam
- Linkedin: https://www.linkedin.com/company/bizzi-vietnam/
- Youtube: https://www.youtube.com/@bizzivietnam