Điểm lại 2023: 38% CFO ưu tiên kiểm soát chi phí tài chính

Trong bối cảnh một thế giới kinh doanh ngày càng biến độngCFO đang phải đối mặt với những thách thức mới và cần phải điều chỉnh chiến lược của mình để đảm bảo sự bền vững của doanh nghiệp. Một sự chuyển đổi đáng chú ý xuất hiện trong danh sách ưu tiên của CFO năm 2023, đặt ra câu hỏi về vai trò của kiểm soát chi phí tài chính trong môi trường kinh tế hiện nay. 

Hãy cùng Bizzi nhìn lại quá trình chuyển đổi này nhé! 

Sự thay đổi đáng chú ý trong danh sách ưu tiên của CFO

Những nghiên cứu mới cho thấy, bộ phận tài chính của các doanh nghiệp đang quay trở lại với những điều cơ bản nhất trong 2023, và sự thay đổi rõ rệt tập trung vào việc kiểm soát chi phí tài chính doanh nghiệp. Việc tập trung vào kiểm soát chi phí đã đẩy KPI tăng trưởng doanh thu xuống vị trí thấp hơn trong danh sách ưu tiên của CFO trong năm nay.

Theo khảo sát của U.S Bank với sự tham gia của 1420 chuyên gia tài chính cao cấp, ưu tiên hàng đầu của các CFO hiện nay là kiểm soát chi phí trong bộ phận tài chính. Đây là ưu tiên được xếp trên kiểm soát chi phí tài chính toàn bộ doanh nghiệp, mối quan tâm thứ 2. 

Hơn ⅓ (38%) CFO cho biết họ đang ưu tiên cắt giảm chi phí trong các bộ phận của họ. Bên cạnh đó, 33% CFO ưu tiên cắt giảm chi phí trên toàn doanh nghiệp. 

Một cuộc khảo sát tương tự của ngân hàng năm 2021, cắt giảm chi phí đứng ở vị trí thứ 8, trong danh sách đáng quan tâm của các chuyên gia tài chính. 

38% CFO ưu tiên kiểm soát chi phí tài chính
38% CFO ưu tiên kiểm soát chi phí tài chính

Sự tập trung vào chi phí trở thành xu hướng, buộc nhiều công ty buộc phải chịu các điều kiện kinh tế hiện hành. 

Tại sao CFO đánh giá kiểm soát chi phí tài chính cao hơn so với hiệu quả chi phí toàn tổ chức? Một số nguyên nhân đáng chú ý bao gồm sự trực tiếp báo cáo của bộ phận tài chính cho giám đốc tài chính. Các CFO hiểu rằng họ không thể yêu cầu các bộ phận khác cắt giảm chi tiêu nếu chính họ không thể làm gương. Điều này đặt ra một thách thức đối với họ khi cần cân bằng giữa tập trung vào hiệu quả và đầu tư để thúc đẩy tăng trưởng kinh doanh.

Thách thức cân bằng và sự thiếu hụt đổi mới

Hơn một nửa (56%) số CFO tham gia khảo sát bày tỏ khó khăn trong việc đạt được sự cân bằng giữa tập trung vào hiệu quả và đầu tư để tăng trưởng. Các nỗ lực kiểm soát chi phí dường như đang tác động tiêu cực đến các hoạt động đổi mới và sáng tạo.

Chỉ có 26% CFO đang đánh giá các mô hình kinh doanh mới, giảm từ 42% hai năm trước. Các hoạt động tạo ra thông tin chi tiết để phục vụ toàn doanh nghiệp giảm từ 39% xuống 23%, và việc cải tiến quy trình phân bổ vốn chỉ có 27%, giảm từ 38% hai năm trước. Và chỉ có 27% CFO tham gia vào việc cải tiến quy trình phân bổ vốn, trong khi hai năm trước, tỷ lệ này chiếm 38%. 

Cách CFO tiết kiệm chi phí doanh nghiệp
Cách CFO tiết kiệm chi phí doanh nghiệp

Đặc biệt, yếu tố hàng đầu trong việc tạo ra hiệu quả chi phí là việc các bộ phận tài chính đang tìm kiếm nền tảng công nghệ ứng dụng vào quy trình làm việc. Trên thực tế, theo báo cáo khảo sát, 54% CFOcho biết trí tuệ nhân tạo hoàn toàn có thể xác định lại cách thức hoạt động của nhóm chức năng tài chính.

Khác với xu hướng hai năm trước, chỉ còn 19% CFO đang lên kế hoạch cắt giảm lực lượng lao động, giảm mạnh so với 40%. Có vẻ như việc giảm số lượng nhân viên không còn là chiến lược ưa chuộng, và doanh nghiệp đang tập trung vào các biện pháp khác như tối ưu hóa quy trình và tích hợp công nghệ để đạt được hiệu suất tối đa.

Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, sự chuyển đổi trong ưu tiên của CFO đưa ra một hình ảnh rõ ràng về sự điều chỉnh chiến lược của doanh nghiệp. Kiểm soát chi phí, đặc biệt là trong bộ phận tài chính, trở thành một ưu tiên hàng đầu, đồng thời đặt ra thách thức về việc cân bằng giữa hiệu quả và đầu tư để thúc đẩy tăng trưởng.

Sự tích hợp của công nghệ, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo, đang nổi lên như một yếu tố quyết định trong việc định hình lại cách làm việc của bộ phận tài chính. Thách thức tiếp theo cho các doanh nghiệp là làm thế nào họ có thể duy trì sự cân bằng giữa kiểm soát chi phí và sự đổi mới để đảm bảo sự bền vững và phát triển trong thời gian tới.

Chuẩn bị kịch bản cho thách thức kiểm soát chi phí tài chính 2024

Việc chuẩn bị kế hoạch cho việc kiểm soát chi phí trong năm 2024 trở nên cực kỳ quan trọng. Đối mặt với sự chuyển đổi đáng chú ý trong ưu tiên của CFO, doanh nghiệp cần nhìn đến công nghệ để giúp họ kiểm soát chi phí một cách hiệu quả và bền vững. Các công cụ quản lý chi phí cho doanh nghiệp đang trở thành một phần không thể thiếu của chiến lược kinh doanh, với AI đóng vai trò quan trọng trong quá trình này.

Các ứng dụng được tích hợp trí tuệ nhân tạo có khả năng phân tích dữ liệu tài chính một cách chi tiết và tự động, giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về nguồn gốc và xuất phát của chi phí. Đồng thời, việc phân tích dữ liệu thông minh giúp CFO đưa ra quyết định nhanh chóng và chính xác, dựa trên thông tin chi tiết và phức tạp từ nhiều nguồn khác nhau.

Bên cạnh đó, hợp nhất chiến lược kiểm soát chi phí tài chính và đổi mới sẽ giúp doanh nghiệp vươn lên trong bối cảnh thách thức và tạo ra những bước đi mạnh mẽ trong tương lai không chắc chắn của kinh doanh.

Các doanh nghiệp có thể cân nhắc đến Bizzi Expense – một ứng dụng quản lý chi phí thông minh và tích hợp trí tuệ nhân tạo, giúp doanh nghiệp kiểm soát ngân sách một cách chặt chẽ và hiệu quả.

Bizzi Expense - Công Cụ Hiệu Quả Cho Quản Lý Chi Phí Doanh Nghiệp
Bizzi Expense – Công Cụ Hiệu Quả Cho Quản Lý Chi Phí Doanh Nghiệp

Với Bizzi Expense, các doanh nghiệp có thể: 

  • Số hóa và tinh gọn quy trình quản lý chi tiêu doanh nghiệp: claim công tác phí, hoàn ứng, tạm ứng 
  • Kiểm soát chi phí theo chính sách và luồng duyệt linh hoạt 
  • Kiểm soát ngân sách chặt chẽ và chi tiết đến từng cost item, phòng ban, dự án với nhiều chiều phân tích như dự chi, thực chi
  • Cảnh báo khi chi tiêu vượt ngân sách
  • Nắm được tổng quan chi phí doanh nghiệp nhanh chóng nhờ dashboard báo cáo chi tiêu, thực chi – dự chi được cập nhật real-time 

Ngoài ra, giao diện người dùng của Bizzi Expense được thiết kế đơn giản và dễ sử dụng. Điều này giúp người dùng nhanh chóng làm quen và tận dụng mọi tính năng một cách hiệu quả mà không cần đào sâu vào quá trình đào tạo. 

Bizzi Expense có khả năng tích hợp với nhiều hệ thống khác nhau trong doanh nghiệp, bao gồm cả các phần mềm kế toán và ERP. Điều này giúp đảm bảo sự đồng bộ và liên kết thông tin tài chính trên toàn bộ doanh nghiệp. Hơn hết, Bizzi Expense chú trọng đến vấn đề bảo mật và tuân thủ. Dữ liệu tài chính của doanh nghiệp được bảo vệ chặt chẽ, đồng thời đảm bảo tuân thủ các quy định và chuẩn mực ngành.

Bizzi Expense không chỉ là một công cụ quản lý chi phí mà còn là đối tác đáng tin cậy, giúp doanh nghiệp tự tin hơn trong việc kiểm soát chi phí tài chính và tạo ra sự minh bạch trong quản lý tài chính.

Theo dõi Bizzi để nhanh chóng nhận thông tin mới nhất:

Trở lại